Khuyến mãi Giáng sinh:
Giảm giá 20% trong thời gian có hạn. Nhanh tay lên!

00
Ngày
00
Giờ
00
Phút
00
Giây

Tắm Sento kiểu Nhật Bản

Tắm Sento kiểu Nhật Bản .

Mấy năm trở lại đây các khu resort hoặc khách sạn tại việt Nam có thêm dịch vụ tắm onsen kiểu Nhật, một mô hình mới nhưng lại được người Việt đón nhận và thích thú. Mô hình Onsen được biết là kiểu tắm bồn khoáng nóng, khoáng tự nhiên từ các mỏ và suối khoáng . tắm khoáng nóng onsen trở thành nét văn hoá sinh hoạt cộng đồng và chăm sóc sức khoẻ tại Nhật Bản. Xem thông tin tại đây. Ngoài tắm khoáng nóng onsen còn có một mô hình nhỏ hơn lâu đời hơn và có mặt khắp nơi ở Nhật Bản, đó là tắm sento.

1.Tắm Sento là gì ?

Tắm sento: 銭湯,là kiểu nhà tắm công cộng tại Nhật. Sento được chia làm hai khu vực riêng biệt: khu cho nam và khu cho nữ. Mỗi khu vực đều được bố trí gần giống nhau gồm: tắm ngồi, tắm đứng, khu ngâm sục và vòi sen áp lực lớn để khách tắm tráng sau khi từ bể ngâm lên. Việc tắm sạch trước khi xuống ngâm mình trong bể nước nóng là một quy tắc bất thành văn tại các Sento. Tắm sento không có nhiều dịch vụ cũng như khu chức năng như tắm Onsen ở các suối nước nóng.

Nhà tắm công cộng trở thành “câu lạc bộ”, nơi giao tiếp xã hội của thường dân. Nghệ thuật Rakugo cũng hay được tiến hành tại các nơi này.

2. Lịch sử hình thành Sento

Lịch sử của Sento bắt đầu từ thể kỷ thứ 6. Khi đạo Phật du nhập vào Nhật Bản, một số ngôi chùa được xây dựng có nhà tắm để thanh tẩy tượng Phật hoặc cho các nhà sư sử dụng. Một vài thế kỷ sau đó, các ngôi chùa bắt đầu mở cửa rộng rãi cho người dân được phép vào sử dụng. Đến cuối thế kỷ 12, việc kinh doanh dịch vụ nhà tắm (tính phí) chính thức bắt đầu, Sento ra đời từ đây. Sento trở nên phổ biến vào thời Edo (1603-1868). Do việc cấm xây dựng nhà tắm cá nhân, đề phòng hoả hoạn, rất nhiều Sento được xây dựng nên. Sau khi thời Edo kết thúc, trong suốt thời Showa, việc các gia đình ở thành phố sử dụng Sento rất phổ biến.

Số liệu thống kê năm 2010 có hơn 7.000 nhà tắm sento đang kinh doanh khắp Nhật Bản .

3.Bố cục của khu tắm Sentō

. Lối vào: Các Sentō truyền thống của Nhật Bản thường treo một tấm rèm kiểu Nhật (noren) màu xanh da trời đậm trên có ghi chữ kanji 湯 (romaji: yu, phiên âm Hán-Việt: thang, nghĩa là “nước nóng”). Vén rèm bước vào cửa gặp trước tiên là quầy bán vé. Quầy bán vé ở các Sento ngày nay thường là một phòng nhỏ có cửa sổ để tiếp xúc với khách. Ở các Sento còn giữ nét truyền thống, quầy vé là một quầy gỗ nhỏ cao chừng 1,5-1,8m gọi là Bandai (番台). Hai bên quầy bán vé là hai hành lang có các dãy tủ để gửi giày dép của khách đến tắm. Hai hành lang dẫn tới hai khu vực thay đồ dành cho khách nam và khách nữ. Mỗi hành lang lại có một bức rèm noren ghi tương ứng các chữ kanji 男 (nam) và 女 (nữ).

. Nơi thay đồ: Datsuijo hay Datsuiba (脱衣場 ) là nơi thay đồ tại các Sento. Trong mỗi khu vực thay đồ thường có các tủ đựng đồ đạc của khách. Nhiều Sento còn đặt các máy bán nước giải khát tự động, cân sức khỏe, tivi tại các khu vực thay đồ này. Nơi thay đồ dành cho khách nữ còn có thể có chỗ để trẻ nhỏ. Hai nơi thay đồ của hai giới thường chỉ ngăn với nhau bằng một bức tường cao chừng trên 2m, nhưng nhiều khi không cao đến sát trần. Hai nơi tắm của hai giới cũng vậy. Từ nơi thay đồ đi qua một cửa lùa kiểu Nhật là vào nơi tắm.

. Khu vực tắm: Trừ sento ở khách sạn có phục vụ dầu gội, bàn chải đánh răng, dao cạo râu… Các sento dịch vụ ở phố không cung cấp vật dụng cá nhân nên khách sẽ tự mang những thứ này tới.

Khu tắm ngồi: là một dãy vòi hoa sen được bố trí thấp có ghế ngồi bằng nhựa và chậu hứng nước bằng gỗ, nơi khách tự tắm hoặc nhờ bạn bè đi cùng kỳ lưng.

Khu tắm đứng: Được bố trí vòi sen cao để tắm tráng trước khi vào bể ngâm hoặc sau khi ngâm xong sẽ tắm lại, vòi sen có áp lục nước rất mạnh. Các vòi sen đều có chế độ nóng lạnh để khách tuỳ thích sử dụng. Vòi sen tắm tiếng Nhật gọi là karan, viết là カラン, có gốc từ kraan nghĩa là “vòi nước” trong tiếng Hà Lan.

. Khu ngâm sục: Khách sau khi đã tắm rửa sạch người thì xuống bể ngâm mình. Mỗi một khu vực thường có 3 bể ngâm: 2 bể ngâm nóng ( bể 36 độ, bể trên 40 độ ) và 1 bể ngâm lạnh. Người Nhật không ngâm một bể quá lâu mà sẽ chia nhỏ thời gian ngâm để đúng khoa học và đạt hiệu quả cao nhất.

 . Khu phòng xông: Phòng xông không phải là ưu tiên trong sento nên chỉ những sento lớn có số lượng khách đông hoặc sento ở khách sạn mới có phòng xông hơi. Phòng xông thường chỉ có phòng Sauna và Steam .

. Khu kỹ thuật: khu vực này rất quan trọng vì nó cung cấp nước nóng để tắm và ngâm sục. Khu vực đun nước nóng ở sau cùng của Sentō, tiếng Nhật là kamaba (釜場). Khu vực này gồm hai phần: Một là bình đun nước và hai là bộ phận phát nhiệt, máy bơm. Ngày trước, việc phát nhiệt thường dựa vào đốt củi. Hiện nay, người ta dùng điện và gas ( boiler hoặc heating pump ).

4.Tác dụng của tắm Sento.

Người Nhật đến tắm Sento hầu hết là để thư giãn và thưởng thức cái thú ngâm mình trong nước nóng. Thời gian ở trong nhà tắm Sento vì vậy khá lâu. Một thói quen trở thành văn hoá của người Nhật thì phải có từ rất lâu và rất tốt cho cộng động về vấn đề sức khoẻ. Tắm sento được người Nhật giải thích về công dụng như sau:

. Việc khăn lạnh được đắp lên đầu khi ngâm tắm bể sục vào  mùa hè sẽ giúp hạ thân nhiệt; nhịp tim, huyết áp sẽ ổn định máu sẽ không dồn lên đầu và tình trạng lưu lượng máu trong toàn cơ thể được cải thiện, hiện tượng “ hoa mắt chóng mặt” sẽ biến mất.Ngược lại mùa đông sẽ đắp khăn ấm. Ngâm sục sẽ giúp các bệnh về tim mạch và huyết áp luôn được ổn định.

. Các mạch máu ngoại vi giãn nở do kích thích ấm và lạnh, và các chất mệt mỏi tích tụ trong “vùng phản xạ” ở lòng bàn chân dễ dàng được đào thải ra ngoài, được cho là có tác dụng rất tốt để phục hồi mệt mỏi,giảm đau cơ, hạn chế phản ứng viêm.Một trong những lợi ích chính của việc ngâm tắm nóng – lạnh xen kẽ, đó là huấn luyện dây thần kinh phế vị. Theo chuyên gia sức khỏe Aurimas Juodka, CSCS, CPT: “Dây thần kinh phế vị có liên quan đến hệ thần kinh phó giao cảm và việc rèn luyện nó có thể giúp người bạn đối mặt với những tình huống căng thẳng một cách dễ dàng hơn”. Xem thêm thông tin tắm onsen tại đây

5.Kiến trúc của nhà tắm sento

Các nhà tắm sento rất dễ nhận biết vì phía ngoài được lợp ngói xanh, mái uốn cong, lối kiến trúc này cũng trở thành “thương hiệu”, người Việt hay gọi là nhà Nhật hay mái nhà Nhật để chỉ lối kiến trúc này.

Trong các bức tường của khu vực ngâm sục thường được sơn hoặc vẽ các bức tranh thiên nhiên hoặc núi Phú Sĩ nơi có tuyết bao phủ trên đỉnh núi. Có nơi được ốp đá hoa cương hoặc đá thạch .

Các khung, cột thường được làm bằng gỗ và sơn màu nâu đỏ hoặc màu đất sét, nội thất cũng khá mộc mạc, đơn giản, tuy là điểm công cộng nhưng cũng có nét cổ kính. Cửa sang các khu vực liên quan thường là cửa lùa, một loại của rất Nhật Bản.

6.Lưu ý khi tắm Sento .

. Tắm tráng sạch sẽ trước khi xuống bể ngâm sục, phải đảm bảo trên cơ thể bạn không còn xà bông tắm .

. Phải khoả thân hoàn toàn trong khu vực tắm đặc biệt là không mặc gì khi xuống bể ngâm.

. Không ngụp lặn, nhúng cả đầu tóc xuống bể ngâm, việc ấy vừa mất vệ sinh và không lịch sự tý nào khi tắm sento.

. Không xăm hình: hình xăm được cấm tại nhiều sento truyền thống. Trên thực tế, vì Yakuza (mafia Nhật Bản) có nghi thức xăm mình, do đó rất nhiều nhà tắm công cộng từ chối người có hình xăm để tránh phiền phức. Có rất nhiều lý do để giải thích cho việc này, đơn giản nhất là chúng ta tôn trọng văn hoá tắm Sento.


Khám phá sản phẩm yêu thích, Mua nhiều, tiết kiệm sâu và FREE SHIP đơn hàng > 400k

× Full Size Image

Viết một bình luận