Thiền là gì?
Thiền là một kiểu thư giãn chủ động tích cực với hiệu quả cao. Theo định nghĩa khoa học, thiền là quá trình đạt tới sự tỉnh thức tuyệt đối trong trạng thái tĩnh có được do luyện tập. Thiền tập có công năng nuôi dưỡng, trị liệu, chuyển hóa, đối trị với sự căng thẳng, lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, đem lại được niềm vui sống và giúp phục hồi được truyền thông giữa ta với những người khác, cũng như truyền thông tin tích cực đến tất cả các thành phần và tế bào trong cơ thể như một sự đối thoại đặc biệt giữa tâm và thân, giúp thân tâm hợp nhất và chuyển hóa theo hướng tích cực nhất bởi năng lượng của từ bi.
Khác với thư giãn thông thường, thiền điều chỉnh trực tiếp về mặt tinh thần, mang lại trạng thái yên tĩnh với những biểu hiện như nhẫn nại, bền bỉ, tự tin, bình tĩnh, ổn định nhân cách, đầu óc sảng khoái, thân thiện, hòa hợp với mọi người, mà từ đó có tác dụng điều chỉnh đến các hoạt động của cơ thể, lập sự cân bằng nội tại, cân bằng cơ thể với môi trường sống.
Và theo y học cổ truyền, xông hơi là một phương trị liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Trong liệu xông hơi, hơi nóng ra một cơn sốt nhân trong thân thể giúp giãn nở mạch máu dưới da, kích thích lưu thông khí huyết và thúc đẩy việc đào thải độc tố. Điều này kích hoạt sự tẩy rửa từ bên trong nhằm đẩy cặn bã và chất độc ra ngoài cơ thể bằng cách toát mồ hôi qua lỗ chân lông, các cơ bắp đang trong trạng thái nghỉ ngơi cũng được tẩy rửa, chống căng thẳng về tinh thần và làm sảng khoái đầu óc. Hệ tuần hoàn được kích thích, da được đàn hồi và xoa dịu.
Từ những tác dụng đặc biệt của thiền và xông hơi, chúng ta có được sự ưu việt và hiệu quả trong việc kết hợp hai phương này để chữa bệnh. Trong khi thiền thì cơ thể sẽ điều chỉnh và loại bỏ độc tố trong cơ thể, dưới tác động của xông hơi, độc tố sẽ được thải nhanh ra ngoài qua tuyến mồ hôi. Cơ thể được cũng cố và cân bằng kịp thời, sức khỏe khôi phục nhanh nhờ sự lưu thông của khí huyết giúp điều chỉnh và làm sạch cơ thể một cách nhanh chóng.
Thiền trong Xông hơi
Đối với thiền áp dụng khi xông hơi, mỗi người có thể thực hành thiền theo những phương đã thực hành từ trước, miễn là duy trì được trạng thái tĩnh lặng. Tĩnh lặng không chỉ là im lặng về mặt thể lý khi không nói mà quan trọng hơn là trạng thái tĩnh tại của tâm trí. Chính trong sự tĩnh lặng mà tâm và thân được kết hợp hài hòa.
Người xưa có câu rằng bệnh của thân từ tâm mà ra. Khi tâm tĩnh lặng, những sức mạnh nội tại vốn có được khơi dậy và tập trung để từ đó tâm có thể cảm nhận và hỗ trợ tối đa cho thân trong quá trình xông hơi. Một cách đơn giản để giữ trạng thái tĩnh lặng là tập trung vào một hay một vài suy nghĩ hoặc hình ảnh mà đối với mỗi người là tích cực và hướng thiện nhất. Nếu quan sát thấy tâm trí lang thang thì nhẹ nhàng tập trung trở lại với suy nghĩ/hình ảnh ban đầu.
Sau khi thiền xông hơi, nên uống một ly trà gừng, nước chanh nóng hoặc một ly nước ấm để giúp cơ thể sảng khoái. Tránh sử dụng các loại nước ướp lạnh. Xông xong phải nghỉ ngơi sau một tiếng mới tắm, chỉ tắm với nước lạnh trong 5 phút, và tắm nước ấm thì lâu hơn. Phụ nữ sinh xong cần phải xông hơi nhiều lần để không còn di chứng bệnh phong tê thấp nhức mỏi khi lớn tuổi. Người già yếu suy nhược, bệnh nặng, sốt cao, co giật do nhiễm khuẩn, chấn thương nhiễm trùng, phụ nữ có thai thì không nên tùy tiện xông hơi mà phải có chỉ dẫn của thầy thuốc.
<>Nguồn: www.http://phatgiao.org.vn/>
Trải nghiệm thiền xông hơi từ Ông Nguyễn Mạnh Hùng – <>Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty sách Thái Hà>
Nói thật là tôi thích xông hơi. Hồi nhỏ mẹ tôi hay cho tôi và cả nhà xông hơi khi bị cảm. Lá xông là cúc tần, hương nhu, lá tre,… Tôi ngồi trong 1 cái chăn, quấn chiếu bên ngoài cho kín và bên cạnh là nồi nước xông mới nấu từ bếp bắc ra. Nóng. Thơm. Để rồi hết cảm.
Lớn lên, đi làm tôi rất thích xông hơi mát xa ở cơ sở của bác sỹ Nguyễn Tài Thu trên phố Thái Thịnh, Hà Nội. Và tự nhẩm tính sẽ lên kế hoạch tuần xông hơi 1 lần. Cho thông lỗ chân lông. Cho sạch thân thể. Cho thư giãn. Nói vậy chứ năm cũng chỉ đi được vài lần vì bận bịu và nhiều thứ chi phối.
Thật sự tôi bắt đầu tập thiền cách đây 8 năm và ngày càng thấy giá trị của thiền định. Tôi đã tự chứng minh rằng là doanh nhân, dù bận đến mấy cũng hoàn toàn có thể thu xếp thời gian để thiền. Thiền là cuộc sống, là hơi thở. Thiền không mất thời gian như người ta tưởng. Giá trị của thiền mang lại lớn hơn ta nghĩ.
Còn bây giờ học trò Nguyên Thảo của tôi lại giới thiệu phương mới: thiền xông hơi. Vừa quen vừa lạ.Vừa thú vị vừa gây tò mò. Tôi đang kiệt sức, không biết phải làm gì, nay có người trò quá tốt bụng và nhiệt tình nên tôi đồng ý lên xe máy đi cùng về Biên Hòa, Đồng Nai. Để thử và thật!
Tôi gặp người thanh niên khá trẻ, tâm huyết, chu đáo, khiêm tốn có tên là Tứ. Nguyễn Văn Tứ. mở ra trung tâm thiền xông hơi và không thu tiền. Ai có bệnh thì đến xông. Ai khỏe cũng đến xông. Có thể ăn ở tại đó cũng miễn phí luôn. Thật là lạ giữa thời buổi kinh tế thị trường, khi đồng tiền thống soái này!
Tôi được Tứ giải thích về nguyên tắc thiền xông hơi, về công dụng của thiền xông hơi và các bước phải làm. Vốn là dân khoa học nên tôi phải: nghe + thấy + nghiên cứu + tin thì mới dùng bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào. Và tôi mất nửa ngày để tìm hiểu và suy ngẫm. Cuối cùng là trải nghiệm.
Thói quen “Thiền xông hơi”
Hàng ngày tôi xông 4 lần. Tôi ngồi trong lều xông hơi, được thiết kế bằng gỗ thông, chắc chắn, có mùi thơm dễ chịu. Lều xông được bao bọc bởi tấm bạt kín hình kim tự tháp. Nếu thấy quá nóng, quá nhiều hơi có thể kéo khóa xuống cho cửa mở để giảm nóng. Trong lều có tấm gỗ tựa lưng dành cho ai chưa quen ngồi –.giúp nhắc nhở lưng thẳng đứng khi thiền. Phía dưới là nồi nước xông nấu loại thuốc dân gian,.gia truyền của người Dao đỏ trên Lào Cai chuyển về.
Ngồi thiền và theo dõi hơi thở. Ngồi thiền để hít mùi thơm của thuốc. Ngồi thiền để cảm nhận cái nóng. Ngồi thiền để toát mồ hôi và thải độc. Lần đầu tôi gắng ngồi được quãng 15 phút. Nóng và ngộp quá. Chưa quen!
Sau khi thiền xông hơi bạn nhất định nên nằm nghỉ thư giãn và đắp chăn hay bạt kín cơ thể. KÍn từ chân đến cổ. Để mồ hôi tiếp tục ra. Để thư giãn. Đây là lúc chúng ta thiền nằm, hoặc đơn giản bạn theo dõi hơi thở của mình và thả lỏng toàn thân. Quãng 20 phút cho việc thư giãn trước khi lau khô người và mặc quần áo là hợp lý nhất.
Sáng tôi xông 2 lần, chiều 2 lần. Mỗi lần vị chi hết quãng 1 tiếng đồng hồ. Mỗi ngày trôi đi tôi thấy mình khỏe hơn, năng lượng nhiều hơn, thân tâm đều tốt lên. Tôi ăn tốt, ngủ ngon và thấy như được làm mới, được tẩy sạch bệnh tật và ô nhiễm trong cơ thể. Tôi nghĩ, chắc mình làm việc nhiều quá. Hơn nữa chất độc thông qua thức ăn và không khí ngấm vào người hơn.40 năm nay không ít nên đến lúc phải thư giãn và thải “rác” ra ngoài. Thân và tâm trong sạch ắt khỏe mà thôi!
Tác dụng tốt của cả thiền xông hơi thật kỳ diệu. Sau 5 ngày tôi như là người mới. Thay đổi đáng ngạc nhiên. Tôi thật sự thấy thú vị và tin tin tưởng ở phương này. Làm 1 việc mà được cả 2: vừa thiền vừa xông hơi. Thiền là ta dưỡng tâm còn xông hơi là ta dưỡng thân. Thân tâm cùng nhau được thanh lọc.
Hàng ngày ta niệm “Nam mô A Di Đà Phật”. Nam Mô là quay về và nương tựa. Ta nương tựa Phật và các vị Bồ Tát. Ta cũng không thể quên rằng mình cần nương tựa vào chính mình. Nương tựa vào hơi thở của mình. Vào sức khỏe của mình. Có sức khỏe thì ta mới dựa vào thân tứ đại này tu tiếp được chứ. Có ai thở giúp ta đâu. Có ai tẩy độc trong người ta giúp ta đâu. Có ai biết về sức khỏe của ta và chăm sóc thân ta tốt hơn ta đâu.
5 ngày thiền xông hơi với Nguyễn Văn Tứ ở Biên Hòa, Đồng Nai thật là tuyệt. Trước đó tôi đã ngại khi phải đi xe máy 35 km từ Sài Gòn xuống. Xa quá. Và nguy hiểm nữa. Nay biết thêm đường đi mới: xe buýt. Cứ đi bất cứ xe nào đến Suối Tiên và nhảy ra 601 là đến nơi. Tôi đã giới thiệu thêm cho mấy người bạn là doanh nhân và học trò, nhất là ai đang có bệnh. Thật vui: ai cũng cám ơn tôi vì thấy kết quả tốt.
Khi gõ những dòng chữ này tôi vui hơn vì bố mẹ tôi ở tận Thái Bình.đã thiền xông hơi bằng chiếc lều tôi mua tặng cách đây 1 tuần và thấy khỏe và phấn khởi lắm. Món quà thật quý cho bố mẹ nhân mùa vu lan. Mà có gì quan trọng hơn sức khỏe đâu, nhất là đối với người lớn tuổi./.
<>Nguồn: www.http://phatgiao.org.vn/>
<>Nguyễn Mạnh Hùng>
<>Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty sách Thái Hà>
Tham khảo những dự án do Kovitech thiết kế, thi công tại đây