F&B là ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống với đa dạng các loại hình phục vụ gắn liền với những hình thức kinh doanh khác nhau. Nếu bạn đang lựa chọn hình thức phục vụ phù hợp với mô hình nhà hàng của mình thì đừng bỏ qua các loại hình phục vụ trong nhà hàng được Sapo Blog giới thiệu trong bài viết dưới đây nhé.
1. 1. Các loại hình phục vụ trong nhà hàng hiện nay
1.1 Table Service (Phục vụ tại bàn)
Table Service hay còn gọi là phục vụ tại bàn là hình thức phổ biến thường thấy trong các nhà hàng hiện nay. Table Service là loại hình phục vụ mà khách hàng ngồi tại bàn và được nhân viên tới order, mang đồ ăn và phục vụ các yêu cầu khác của khách.
Ngày nay, hình thức này được biến thể thành các loại hình phục vụ trong nhà hàng khác bao gồm: Gueridon Service – Cart Service (Phục vụ trên xe đẩy), Platter Service còn gọi là Russian Service (Phục vụ thức ăn trên đĩa lớn), Family Style, Plate Service
– Gueridon Service – Cart Service (Phục vụ trên xe đẩy)
Phục vụ trên xe đẩy là hình thức hay được bắt gặp tại các nhà hàng sang trọng với mức giá đắt đỏ. Thức ăn được đặt trên xe đẩy và đưa ra khi chưa chế biến hoàn chỉnh, các đầu bếp hoặc phục vụ sẽ hoàn thành nốt những công đoạn còn lại .
Hình thức này đòi hỏi nhân viên phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định về khả năng chuyên môn, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng mềm khác. Những món ăn được phục vụ theo hình thức này là những món ăn cần thưởng thức khi nóng hoặc tươi mới như đồ sống, đồ tráng miệng kiểu Âu, thịt nướng.
– Platter Service còn gọi là Russian Service (Phục vụ thức ăn trên đĩa lớn)
Với loại hình này, nhân viên phục vụ sẽ mang một đĩa lớn chứa đồ ăn và chia cho khách ngay tại bàn. Loại hình phục vụ trong nhà hàng này khá cầu kỳ và không quá phổ biến tại Việt Nam, thường được phục vụ trong các nhà hàng sang trọng với quy mô khách hàng nhỏ, thường là phục vụ dưới 50 người.
– Family Style
Family Style có hình thức phục vụ gần giống với Platter Service chỉ khác ở giai đoạn phục cuối. Thay vì nhân viên chia thức ăn cho từng người thì khách hàng sẽ nhận đĩa thức ăn lớn và tự chuyển tay nhau lấy đủ phần ăn cho mình.
– Plate Service (Phục vụ thức ăn trên đĩa)
Phục vụ thức ăn trên đĩa cũng giống như hình thức phục vụ tại bàn truyền thống nhưng thức ăn sẽ chỉ được bày trí trên đĩa thay vì các vật dụng khác như thông thường.
1.2 Full Service
Full service hay còn gọi là dịch vụ trọn gói là hình thức mà khách hàng sẽ được nhân viên phục vụ tất cả các loại dịch vụ từ a – z. Khách hàng sẽ được đón tiếp từ khi đến nhà hàng, trong suốt quá trình trải nghiệm dịch vụ cho đến lúc rời khỏi nhà hàng.
Phong thái phục vụ của nhân viên là yếu tố quyết định đến sự thành công của nhà hàng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của khách hàng suốt bữa ăn. Đội ngũ nhân viên đòi hỏi phải có kỹ năng đa dạng từ kỹ năng chuyên môn cho đến ứng xử, giao tiếp,…
Loại hình phục vụ trong nhà hàng này được bắt gặp tại các nhà hàng sang trọng, khách hàng sẵn sàng chi trả một mức giá cao hơn để có những trải nghiệm tốt.
1.3 Buffet Service
Xu hướng Buffet service ngày càng thịnh hành trong thị trường kinh doanh F&B. Sau khi trả một số tiền cố định, bạn có thể tùy kỳ gọi bất kỳ loại đồ ăn nào có trong thực đơn mà không giới hạn về số lượng.
Buffet là một trong các loại hình phục vụ trong nhà hàng có sự phong phú về nguyên liệu, thực đơn, cách chế biến trong các món ăn. Món ăn đa dạng từ các loại đồ tươi sống được chế biến sẵn hoặc các combo để thực khách tự chọn theo ý mình với hai hình thức phục vụ chính là khách hàng tự lấy đồ ăn và order tại bàn qua nhân viên phục vụ.
1.4 Quick Service (Phục vụ nhanh)
Quick Service là một trong các loại hình phục vụ trong nhà hàng, quán ăn nhanh. Khi đến nhà hàng, bạn đi thẳng tới quầy bán hàng, tiến hành order, thanh toán và sau đó nhận thẻ rung hoặc số bàn. Khi món hoàn thiện xong thì mang đến quầy lấy đồ ăn, cũng có một số nhà hàng sẽ mang ra bàn cho khách. Nhân viên sẽ dọn dẹp sau khi khách ra về.
Hình thức phục vụ này đòi hỏi tốc độ nhanh và chính xác nhằm tiết kiệm thời gian của khách hàng và mang tới trải nghiệm tốt. Các chủ kinh doanh có thể cân nhắc sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn và các thiết bị hỗ trợ để vận hành hiệu quả trong quá trình order, tính tiền nhanh và thanh toán dễ dàng.
1.5 Self service
Self service là hình thức khách hàng hầu như phải tự phục vụ bữa ăn của mình. Khi đến những nhà hàng có hình thức phục vụ này, khách hàng order và thanh toán trước tại quầy. Sau đó, khách hàng sẽ chờ để nhận đồ ăn và tự dọn dẹp sau khi ăn xong.
Hình thức phục vụ này giúp quán khắc phục được tình trạng thiếu nhân sự và phục vụ mới mức giá rẻ. Hình thức này được ra đời nhằm giảm thiểu những công đoạn dư thừa và rút ngắn thời gian chờ đợi và hạn chế những sai lầm không đáng có.
Tuy nhiên, hình thức này sẽ khiến nhà hàng, quán ăn khó kiểm soát khi khách hàng đông vào những giờ cao điểm. Nếu nhà hàng không kiểm soát được sẽ rất dễ xảy ra sai sót, nhà hàng trở nên lộn xộn và nhốn nháo.
1.6 Giao hàng tận nhà
Giao hàng tận nhà là hình thức phục vụ phát triển nhanh chóng khi đại dịch covid bùng nổ và vẫn được người tiêu dùng duy trì thói quen khi bắt nhịp với cuộc sống bình thường mới.
Khách hàng có thể xem menu qua các app đặt đồ ăn như GrabFood, ShopeeFood, Baemin,…các trang mạng xã hội hoặc các kênh bán hàng online riêng của thương hiệu như website order. Đồ ăn sẽ được shipper giao đến tận nơi cho khách. Các app đặt đồ ăn còn thường xuyên tung ra các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng đặt đồ ăn qua kênh của họ. Vì vậy chủ quán có thể tận dụng các chương trình này để gia tăng doanh thu.
1.7 Phục vụ tại phòng
Dịch vụ phục vụ tại phòng thường phổ biến tại các khách sạn, resort có cung cấp dịch vụ ăn uống và nhà hàng có phòng riêng.Khách hàng order thức ăn bằng điện thoại, sau đó nhân viên gửi đến nhà hàng làm món và đưa thức ăn lên tận phòng cho khách.
Đây là một trong các loại hình phục vụ tương đối đắt đỏ, tại các nhà hàng cao cấp, các mô hình kinh doanh kết hợp nhà hàng và khách sạn. Với những nhà hàng này, chủ kinh doanh có thể sử dụng phương pháp order qua QR code, khách hàng có thể quét mã QR để order món ăn, gọi nhân viên, thanh toán. Phương pháp này vừa tiết kiệm chi phí nhân sự cho nhà hàng, vận hành nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn; vừa tạo được sự riêng tư cho khách khi nhân viên không phải đứng bên cạnh để túc trực mà vẫn có mặt bất cứ khi nào khách cần.
Phần mềm quản lý nhà hàng Sapo FnB với tính năng QR order là giải pháp hoàn hảo dành cho các chủ kinh doanh. Ngoài ra, Sapo FnB còn có nhiều tính năng như tính tiền tự động, phương thức thanh toán đa dạng, theo dõi kho nguyên liệu, quản lý đơn hàng, quản lý doanh thu,… giúp chủ nhà hàng kinh doanh và quản lý hiệu quả.
Dùng thử miễn phí
2. 2. Làm thế nào để chọn được loại hình phục vụ phù hợp?
2.1 Dựa vào mục tiêu kinh doanh và khách hàng mục tiêu
Xác định mục tiêu kinh doanh và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu đó là công việc quan trọng mà chủ kinh doanh cần làm khi chuẩn bị mở nhà hàng. Việc xác định rõ mục tiêu kinh doanh giúp chủ nhà hàng xác định được hướng đi, tiết kiệm tài nguyên, thời gian và hạn chế các rủi ro khi kinh doanh.
Sau khi đã xác định được mục tiêu kinh doanh, quá trình nghiên cứu thị trường và xác định nhóm khách hàng mục tiêu phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Sau đó, chủ quán xây dựng bảng kế hoạch chi tiết bao gồm quy mô, nhân lực, chi phí, kế hoạch marketing,….
Những yếu tố trên là căn cứ để chủ nhà hàng cân nhắc và phát triển nhà hàng theo hướng loại hình phù hợp.
2.2 Xây dựng mô hình theo phong cách ẩm thực
Phong cách ẩm thực là yếu tố quyết định phong cách mà nhà hàng sẽ hướng đến, quyết định bộ mặt của nhà hàng. Nhà hàng phục vụ các món ăn dân tộc truyền thống không thể định hình phong cách như khi phục vụ các món Âu sang chảnh.
Do vậy việc xác định phong cách ẩm thực mà nhà hàng hướng đến giúp chủ nhà hàng dễ dàng lựa chọn loại hình phù hợp. Đây cũng là cơ sở để xây dựng thương hiệu của nhà hàng.
2.3 Dựa trên quy mô và nguồn lực
Quy mô phát triển của nhà hàng phải đi song song với nguồn lực mà bạn có để đảm bảo nhà hàng luôn được vận hành ổn định. Xác định quy mô và nguồn lực cũng giúp chủ nhà hình lựa chọn được loại hình phục vụ phù hợp.
Ngày nay, để tiết kiệm tối đa nguồn lực, các chủ nhà hàng thường sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng vào công việc kinh doanh của mình để tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân sự cũng như vận hành chuyên nghiệp và hiệu quả.
Sự đa dạng của các loại hình phục vụ trong nhà hàng ngày càng được mở rộng bởi nhu cầu và sự đòi hỏi của thực khách đối với các thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu lớn. Các nhà hàng không ngừng làm mới, cải tiến để loại hình mà mình phục vụ không cũ kĩ, thu hút được khách hàng ghé thăm nhiều lần và gia tăng doanh thu.