F&B là một trong những ngành luôn có sự cạnh tranh đầy khốc liệt trên thị trường. Để thành lập, duy trì và phát triển thương hiệu bền vững đòi hỏi chủ nhà hàng phải có một chiến lược marketing bài bản và phù hợp. Vậy marketing nhà hàng là gì? Làm thế nào để xây dựng một chiến lược marketing nhà hàng hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. 1. Marketing nhà hàng là gì?
Marketing nhà hàng là những hoạt động đưa hình ảnh thương hiệu nhà hàng đến với nhiều khách hàng tiềm năng đồng thời thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về chất lượng món ăn và dịch vụ.
Marketing nhà hàng bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích nhu cầu, mong muốn của khách hàng về các yếu tố thiết yếu khi ghé thăm một nhà hàng như món ăn, không gian, chất lượng phục vụ,…Từ đó tìm ra hướng đi cho quán của mình.
Marketing gián tiếp định vị thương hiệu để tạo ra một chỗ đứng nhất định cho nhà hàng trên thị trường. Với bất kỳ quy mô nào, bạn cũng cần xây dựng cho nhà hàng của mình một chiến lược marketing riêng cũng như thường xuyên đổi mới nó để bắt kịp xu hướng của thị trường.
2. 2. Tầm quan trọng của marketing đối với nhà hàng
Marketing là hình thức quảng cáo hiệu quả để đưa thương hiệu của bạn đến gần với khách hàng hơn. Một chiến dịch marketing mang lại cho nhà hàng nhiều lợi ích như:
- Marketing nhà hàng giúp chủ kinh doanh nhìn ra được nhu cầu của khách hàng, liên kết giữa mong muốn của khách hàng mục tiêu với các nguồn lực bên trong của mình.
- Nắm vững xu hướng thị trường và đối thủ cạnh tranh.
- Phát triển sản phẩm đáp ứng thị hiếu khách hàng và thích ứng với thị trường.
- Hỗ trợ xây dựng hướng đi đúng đắn cho chiến lược kinh doanh của nhà hàng.
Tuy nhiên, marketing cũng giống như một con dao hai lưỡi, nếu bạn không có kiến thức chuyên môn cũng như am hiểu về thị trường thì sẽ khiến doanh nghiệp của bạn tốn nhiều chi phí, nguồn lực và thời gian nhưng không đem lại hiệu quả.
3. 3. Một số thách thức trong hoạt động marketing nhà hàng
Thị trường tạo ra nhiều cơ hội nhưng đi kèm đó cũng là vô vàn những thách thức bởi sự gia nhập của nhiều đối thủ. Những thách thức mà chủ nhà hàng phải đối mặt khi thực hiện các chiến lược marketing bao gồm:
- Gặp cản trở khi tạo bản sắc riêng biệt: Một nhà hàng không tạo ra cho thương hiệu của mình một nét đặc trưng riêng sẽ không khắc sâu hình ảnh vào trong tâm trí của khách hàng. Không phải cứ đáp ứng được tất cả các nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng thì bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Hãy tập trung vào các thế mạnh để phục vụ nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến để làm tốt nhất và tạo ra bản sắc riêng cho thương hiệu.
- Luôn phải chạy theo xu hướng ẩm thực mới: Trong điều kiện thị trường luôn luôn thay đổi, “gu” ẩm thực của người tiêu dùng cũng thay đổi liên tục khiến nhiều chủ kinh doanh lo ngại. Nếu không xây dựng cho mình chiến lược marketing đánh trúng thị hiếu của người tiêu dùng và bền vững, doanh nghiệp của bạn sẽ sớm bị loại bỏ khỏi ngành.
- Khó giữ chân khách hàng: Khách hàng luôn có tâm lý muốn trải nghiệm những thứ mới mẻ. Vì vậy, chiến lược marketing nhà hàng của bạn không chỉ thu hút được khách hàng mới mà còn phải giữ chân được khách hàng cũ, biến họ thành tệp khách hàng trung thành. Bên cạnh cải thiện chất lượng đồ ăn, dịch vụ; quán còn có thể xây dựng các chính sách khuyến mãi, giảm giá, tặng quà, tích điểm thành viên,…
4. 4. Các bước xây dựng chiến lược marketing nhà hàng hiệu quả
4.1 Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Quá trình nghiên cứu thị trường không chỉ giúp bạn đánh giá được tiềm năng của ngành mà còn thấu hiểu được mong muốn của khách hàng. Khi tiến hành nghiên cứu thị trường, các nhà đầu tư sẽ nhìn ra được đâu là phân khúc thị trường chưa được đáp ứng và thị trường đó có đủ lớn để giúp họ tạo ra lợi nhuận hay không? Hơn nữa, nghiên cứu thị trường giúp bạn đánh giá lợi thế cạnh tranh của mình trong thị trường đó và nhìn ra chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng là hoạt động vô cùng quan trọng bởi “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Khi hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, chủ nhà hàng sẽ đưa ra chiến lược marketing tối ưu hơn, phát huy được những điểm mạnh của mình và sáng tạo ra nhiều chiến dịch thu hút hơn.
4.2 Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Trước khi lập bất kỳ một kế hoạch marketing nhà hàng nào, bạn đều phải xác định đối tượng mà mình sẽ tiếp cận đến là ai, nhu cầu của họ là gì để chiến dịch đạt được hiệu quả cao nhất. Không chỉ thế, xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu cũng là cơ sở để bạn cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ như kỳ vọng của khách hàng.
Xác định được nhóm khách hàng mục tiêu góp phần quan trọng trong việc định hướng kinh doanh cũng như xây dựng các chiến lược marketing nhà hàng. Khách hàng của bạn là ai? Thói quen tiêu dùng của họ là gì? Họ sẵn sàng chi tiêu bao nhiêu khi đến nhà hàng? Tiêu chí lựa chọn nhà hàng của họ là gì? Họ tìm kiếm thông tin nhà hàng từ đâu?…
Để dễ dàng kiểm soát cũng như thống kê thói quen của nhóm khách hàng, chủ nhà hàng nên sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng bởi nó có tính năng lưu trữ lại thông tin của khách hàng một cách chi tiết. Với những dữ liệu đã được tổng hợp, chủ quán dễ dàng đưa ra được những chiến dịch marketing phù hợp với khách hàng của quán.
4.3 Xác định mục tiêu marketing nhà hàng
Bạn xây dựng chiến dịch marketing nhà hàng để làm gì? Mục tiêu bạn đặt ra cho mỗi chiến dịch marketing sẽ giúp bạn thực hiện chúng hiệu quả hơn.
Với mỗi mục tiêu marketing khác nhau, các phương pháp thực hiện cũng sẽ khác nhau. Ví dụ đối với mục tiêu doanh thu và mục tiêu nhận diện thương hiệu bạn sẽ phải xây dựng những chiến dịch hoàn toàn khác nhau vì đích đến là khác nhau.
4.4 Xác định ngân sách và cách phân bổ
Ngân sách chi ra cho các hoạt động marketing là khác nhau đối với các nhà hàng khác nhau. Số ngân sách bạn chi ra cho hoạt động marketing nhà hàng phải được cân đo hợp lý, phù hợp với quy mô và mục tiêu marketing.
Trước tiên, bạn cần dự trù kinh phí cho hoạt động marketing, sau đó đưa ra các hạng mục cần thực hiện và phân chia ngân sách rõ ràng. Một bản dự trù kinh phí càng chi tiết, bạn càng dễ kiểm soát chi tiêu. Tuy nhiên, bạn cũng cần dự trù một khoản kinh phí nhất định để kiểm soát những tình huống không đáng tiếc xảy ra.
4.5 Lựa chọn kênh thực hiện marketing
Hiện nay có rất nhiều kênh để nhà đầu tư thực hiện chiến lược marketing, từ các kênh online đến offline. Nhưng việc quảng cáo tràn lan trên tất cả các kênh không đem lại hiệu quả mà còn làm cho doanh nghiệp vừa lãng phí nguồn lực vừa tốn kém chi phí. Vì vậy, xác định kênh mà khách hàng của nhà hàng hay tiếp cận để quảng cáo là hoạt động vô cùng quan trọng. Đó cũng là lý do mà bạn cần xác định chính xác nhóm đối tượng khách hàng mà mình hướng đến.
Xây dựng thông điệp truyền thông thống nhất trên các kênh là yếu tố làm nên sự khác biệt cho thương hiệu của bạn. Những thông điệp này cũng sẽ là yếu tố in sâu vào tâm trí khách hàng, là điều mà họ sẽ nhớ đến khi nhắc đến thương hiệu của bạn.
4.6 Đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động marketing nhà hàng
Sử dụng những công cụ đo lường để chủ quán dễ dàng nhìn ra chiến lược marketing đang tốt ở chỗ nào, chưa tốt ở chỗ nào để đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời. Đồng thời tiến hành đánh giá hiệu quả để biết được khi thực hiện các chiến dịch marketing, nhà hàng của bạn có tăng trưởng hay không.
Chủ nhà hàng nên thường xuyên đo lường và đánh giá hiệu quả trong suốt quá trình thực hiện chiến lược marketing, không nên để đến khi kết thúc chiến dịch mới tiến hành đánh giá. Việc làm này không chỉ giúp bạn nhanh chóng nhìn ra hiệu quả của chiến dịch, kịp thời thay đổi chiến lược mà còn giúp tiết kiệm chi phí marketing.
Hoạt động marketing không phải một sớm một chiều sẽ đem lại hiệu quả cho nhà hàng của bạn. Nắm rõ quy trình giúp bạn xây dựng được kế hoạch marketing nhà hàng hiệu quả giúp doanh thu tăng trưởng nhanh chóng.