Khuyến mãi Giáng sinh:
Giảm giá 20% trong thời gian có hạn. Nhanh tay lên!

00
Ngày
00
Giờ
00
Phút
00
Giây

5 chiêu kích thích khách hàng đánh giá trên webiste

Theo thống kê của Reevoo, đánh giá của khách hàng giúp tăng thêm 18% doanh thu. Còn theo iPerception, 63% khách hàng sẽ dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng nếu website bán hàng có cung cấp đánh giá của những người đã từng mua hàng trước đó. Những lời phản hồi và đánh giá về sản phẩm chính là một “công cụ vàng” thúc đẩy quá trình bán hàng của bạn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen thể hiện ý kiến cá nhân và mọi người vẫn coi đây là 1 công việc vô thưởng vô phạt, không cần thiết. Trừ khi bạn làm ra những sản phẩm vượt trội, mang tính cách mạng hoặc vì một lý do nào đó mà vô tình làm khách hàng rất khó chịu, còn không thì rất hiếm khi khách hàng muốn đưa ra ý kiến về bạn. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý 5 giải pháp để có được ý kiến khách hàng trên website của bạn.

1. 1. Gửi email đề nghị khách hàng đánh giá

Trong vô vàn các chiến dịch mà bạn bố trí để tương tác với khách hàng nên có 1 chiến dịch gửi email sau khi khách mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ để đề nghị họ viết cho mình một đoạn đánh giá trên website. Vấn đề ở đây là bạn cần dành cho khách hàng khoảng thời gian hợp lý để sử dụng và cảm nhận sản phẩm, dịch vụ của bạn đủ để đưa ra được lời nhận xét khách quan, chân thành. Nếu bạn gửi email quá sớm ví dụ như khách hàng vừa mua, chưa có trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ thì hiệu quả sẽ không được cao.

Thứ nhất, sẽ không đánh được vào tâm lý muốn bày tỏ quan điểm, cảm nhận cá nhân của khách hàng đồng nghĩa với việc sẽ không có phản hồi nào.

Thứ hai, nếu có phản hồi thì cũng chỉ là những phản hồi hời hợt, không thực tế. Tuy nhiên, cũng đừng để cách thời gian quá lâu, khiến trải nghiệm không còn tươi mới, thậm chí khách hàng có thể quên rằng đã từng mua sản phẩm này của bạn.

5 chiêu kích thích khách hàng đánh giá trên webiste

Ngoài ra, bạn có thể tạo một mẫu ý kiến khách hàng để người mua có thể phản hồi ngay trên email. Bằng cách này, họ không phải mất công vào lại trang web của bạn, tìm kiếm phần ghi đánh giá nữa mà họ sẽ điền trực tiếp vào form tạo sẵn trên email.

Không dừng lại ở việc nhắc nhở, nhà bán lẻ vĩ đại Amazon đã khôn khéo bố trí nội dung email theo 1 form góp ý để những khách hàng “lười” đánh giá về sản phẩm đã mua có thể đóng góp ý kiến trực tiếp qua email. Chiến dịch này mang lại cho Amazon rất nhiều ý kiến phản hồi, không chỉ những lời khen mà còn có những ý kiến đóng góp theo hướng tích cực.

5 chiêu kích thích khách hàng đánh giá trên webiste

2. 2. Đơn giản hóa quy trình đánh giá

Cùng là 1 chiến dịch gửi email đánh giá cho khách hàng, nhưng có thể Amazon thành công còn bạn lại không. Bởi điều đó phụ thuộc rất nhiều vào hình thức form bạn tạo và nội dung bạn đưa ra. Bạn muốn nhận được nhiều đánh giá của khách hàng, trước tiên phải tạo ra được 1 quy trình đánh giá đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu. Bên cạnh đánh giá bằng câu chữ, bạn nên cho phép khách hàng tích vào những lựa chọn có sẵn. Với mẫu ý kiến khách hàng như vậy không những thuận tiện cho chính khách hàng đó mà còn giúp cho những khách hàng sau muốn tham khảo sát ý kiến phản hồi cũng như chính bạn dễ dàng hình dung và tổng hợp hơn.

3. 3. Khuyến khích khách hàng đánh giá

Khách hàng sẽ cảm thấy thích thú và hào hứng hơn khi ngồi viết đánh giá cho bạn khi có một động lực nào đó khích lệ họ. Nhiều website thương mại trên thế giới đã thường xuyên đưa ra chương trình viết đánh giá để nhận được cơ hội sở hữu những món quà hấp dẫn. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho website và khách hàng của mình bằng những chương trình mang đến lợi ích cho họ, ví dụ như tặng mã khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng, xếp hạng thành viên…

5 chiêu kích thích khách hàng đánh giá trên webiste

  Cách viết mô tả sản phẩm hiệu quả trên website 7 thủ thuật giúp website của bạn nổi bật trên trang tìm kiếm Google Để khách hàng tin tưởng về chất lượng sản phẩm trên website

4. 4. Xếp hạng, chấm điểm phần đánh giá

Là một khách hàng đã từng để lại ý kiến phản hồi, họ mong muốn những ý kiến của mình có người lắng nghe, đồng tình hoặc ngay cả phản đối cũng được. Vì thế, hãy kích thích khách hàng bằng việc cho phép tất cả người dùng đều có thể xếp hạng hoặc chấm điểm cho mỗi lời nhận xét, đánh giá. Đồng thời, tự động đẩy một vài ý kiến nổi bật hoặc có ích nhất lên trên để giúp các khách hàng khác tham khảo dễ dàng hơn trước khi chọn mua hàng.

5 chiêu kích thích khách hàng đánh giá trên webiste

Chỉ bằng hành động nhỏ là đưa vào website tính năng đánh giá ý kiến phản hồi có ích hay không với một câu ngắn gọn “Was this review helpful to you?” (Đánh giá này có ích cho bạn hay không?) mà Amazon đã tăng thêm được 2,7 tỉ USD doanh số mỗi năm.

5. 5. Tăng cường tương tác với những khách hàng có phản hồi tích cực

Khi bạn nhận được những phản hồi tích cực hoặc những trải nghiệm thú vị của khách hàng, bạn nên tìm cách liên hệ với họ để ít nhất là gửi lời cảm ơn và đừng quên xin phép họ cho mình chia sẻ ý kiến đó lên website, mạng xã hội hoặc trên các phương tiện truyền thông khác. Một lời cảm ơn, dù đơn giản nhưng điều đó cũng đủ để khách hàng hãnh diện khi biết được ý kiến của mình quan trọng và có tác động đến nhiều người, thậm chí còn được đưa lên để mọi người tham khảo. Đây cũng là một cách thay lời tri ân đặc biệt của bạn tới khách hàng trung thành, thúc đẩy thói quen để lại phản hồi sau mỗi lần mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ, đồng thời cũng giúp bạn khẳng định uy tín trong mắt những khách hàng khác.

Với 5 chiêu kích thích khách hàng đánh giá trên website, hy vọng website của bạn sẽ có được thật nhiều ý kiến phản hồi của khách hàng để có thể cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của bạn tốt hơn nữa và gặt hái được nhiều thành công.

Khám phá sản phẩm yêu thích, Mua nhiều, tiết kiệm sâu và FREE SHIP đơn hàng > 400k

× Full Size Image

Viết một bình luận