Khuyến mãi Giáng sinh:
Giảm giá 20% trong thời gian có hạn. Nhanh tay lên!

00
Ngày
00
Giờ
00
Phút
00
Giây

Giải pháp nào cho các doanh nghiệp bán lẻ nội?

Bán lẻ nội địa đang trong giai đoạn gấp rút để vạch ra chiến lược kinh doanh nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng trước thời điểm Việt Nam thực hiện cam kết gia nhập WTO vào ngày 11/01/2015 tới đây. Theo đó đến thời hạn trên Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn thị trường thương mại nội địa, các nhà đầu tư sẽ không bị giới hạn về nguồn vốn, quy mô và hình thức kinh doanh tại nước ta. Chắc chắn sự xuất hiện của rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Vậy giải pháp nào cho các doanh nghiệp nội trước mối nguy cơ bị lấn chiếm thị phần này?

1. Các doanh nghiệp bán lẻ phải có kênh phân phối hợp lí

Đầu tiên, các nhà bán lẻ cần phải có kênh phân phối hợp lý, phải xác định được địa điểm tiêu thụ của doanh nghiệp. địa điểm được lựa chọn phải liên quan đến yếu tố địa lý và khách hàng đồng thời cụ thể hoá các lựa chọn này trong chiến lược phân phối. Các doanh nghiệp bán lẻ nên lựa chọn địa điểm theo các tiêu thức cơ bản sau đây:

Xác định địa điểm theo yếu tố địa lý- ở đâu?

Xác định địa điểm theo yếu tố khách hàng- cho ai?

2. Vị trí thuận lợi cũng là một giải pháp 

Vị trí cũng vô cùng quan trọng, cho nên nhà bán lẻ phải xác định được vị trí đắc địa, phù hợp. Các doanh nghiệp ngoại khi vào Việt Nam luôn nhắm tới những vị trí đắc địa nhất, họ không ngại bành trướng, không ngại phô trương, cố gắng mọi cách để thâu tóm. Đó là điều ai cũng nhìn ra nhưng không phải ai cũng biết cách học hỏi. Starbucks xuất hiện ở nước ta một cách hoành tráng và chỉ nguyên việc nghe thấy địa chỉ ở đâu đã khiến người ta trầm trồ, tò mò. Hay như điểm đáng chú ý nhất ở hệ thống Metro tại Việt Nam có lẽ chính ở chuỗi 19 trung tâm mua sắm, mỗi cái lớn ngang ngửa một sân vận động quốc gia nằm ở các trục đường lớn hướng thắng vào trung tâm các tỉnh, thành phố.

3. Khách hang đang muốn gì?

Các nhà bán lẻ trong nước có một lợi thế sẵn có đó là hiểu được cái văn hóa người Việt, văn hóa mua bán của người Việt. Bạn không cần tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc cho việc nghiên cứu thị trường, thậm chí nếu có bạn có thể hoàn thành nhanh chóng và chính xác so với các doanh nghiệp nước ngoài. Bạn có thể dễ dàng nắm bắt tâm lý tiêu dùng, xu hướng, sở thích, phong cách mua sắm của những người xung quanh và cso chiến lược phù hợp. Có thể nói đây là yếu tố trời cho và bạn cần phải tận dụng cho tốt. Khi đã nắm bắt được rồi thì kĩ năng marketing rất là quan trọng thì cũng nên nghiên cứu và có những cách triển khai cho tốt. Công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thị hiếu khách hàng của mình, nghiên cứu cả đối thủ cạnh tranh cũng cần được chú trọng. Nhờ đó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất, đồng thời biết được đối thủ có những điểm gì đáng học tập, phải làm sao để tạo nên sự khác biệt.

4. Nguồn cung ứng hàng ổn định

Thứ năm, bên cạnh đó, cũng cần có nguồn cung ứng hàng lâu dài. Rõ ràng trong bán lẻ nguồn cung ứng hàng phải đảm bảo giá cả hợp lý, không qua một khâu trung gian nữa (đỡ đội chi phí lên); chất lượng an toàn thực phẩm rất là quan trọng. Và cần có một mối hợp tác, liên kết theo kiểu một chuỗi cung ứng để đảm bảo kinh doanh tăng trưởng ổn định.

5. Yếu tố con người

Cuối cùng đó là yêu tố con người. Nên chú trọng tới cách quản lý nhân viên bán hàng, nhân viên cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về chuyên môn và các kĩ năng mềm. Trong thời kì hội nhập thì biết ngoại ngữ cũng là một lợi thế cần thiết, như vậy sẽ giúp mở rộng số lượng khách hàng tiềm năng trong thị trường bán lẻ Việt Nam.

Khám phá sản phẩm yêu thích, Mua nhiều, tiết kiệm sâu và FREE SHIP đơn hàng > 400k

× Full Size Image

Viết một bình luận