1. Chọn “hàng nội” hay là “sính ngoại”?
Trên thị trường du lịch và khách sạn hiện nay có rất nhiều trang OTA trong nước và ngoài nước sẵn sàng hợp tác với khách sạn, resort. Mỗi trang đều có lợi thế riêng về công nghệ, thị trường và chiến thuật chi phí riêng. Với công nghệ và chiến lược marketing rộng rãi, các OTA nước ngoài lấy phí hoa hồng của mỗi lần đặt phòng rất cao từ 20-25%/ mỗi phòng bán được thậm chí lên tới 30%, những các OTA trong nước thì với mức chi phí dễ thở hơn từ 10-15%.
Theo báo Sài Gòn tiếp thị online, ông Ngô Minh Đức, có đội tàu với 190 phòng ở vịnh Hạ Long, cho biết mỗi ngày ông phải trả một số tiền khá lớn cho các trang OTA nước ngoài. Thậm chí, có ngày có du thuyền phải trả đến 45% phí môi giới và phí lên đầu trang cho các kênh này. Các trang OTA có lợi thế về công nghệ và quảng bá nên đang thống lĩnh thị trường du lịch trực tuyến tại Việt Nam.
Các sàn giao dịch du lịch trực tuyến nước ngoài hiện đang áp đảo cả thị trường khách quốc tế đén Việt Nam và khách nội địa muốn đi nước ngoài du lịch. Phần lớn thị phần thuộc về hai ông lớn trong thị trường trực tuyến là Agoda và Booking với khoảng 80% thị phần đặt phòng trực tuyến.
Xem thêm: OTA là gì?
Tiện ích của nước ngoài vượt trội hơn. Trong khi đó các OTA trong nước mới chỉ thuận tiện cho khách đặt phòng qua máy tính thì OTA nước ngoài đã cho đặt phòng trên điện thoại, máy tính bảng. Hơn nữa, OTA nước ngoài chăm sóc khách hàng khá tốt. Mỗi khi có phàn nàn, khách chỉ cần gọi thẳng đến tổng đài là có một đội ngũ riêng liên hệ với khách hàng để giải quyết phản nàn đó.
Từ những ưu thế đó, không thể phủ nhận tầm quan trọng của các trang OTA nước ngoài mà các chủ khách sạn cần chú trọng phát triển trong nước bằng việc hợp tác với các OTA trong nước, vốn có lợi thế cạnh tranh ở thị trường hơn.
Theo Báo cáo khảo sát ngành dịch vụ khách sạn 2017 vừa được Công ty Grant Thomton Việt Nam công bố ngày 11/7, tỷ lệ khách nội địa tại hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng 4-5 sao tăng trưởng liên tục trong ba năm qua, từ năm 2014-2016. Vào năm ngoái, tỷ lệ này là 20,4%, tăng 3,4% so với năm 2014.
Một số OTA trong nước đã có sự thay đổi chiến thuật, không đi theo lối mòn của OTA nước ngoài mà đã tạo ra sự khác biệt. Ivivu tập trung vào nội dung, cho khách hàng biết là họ sẽ đi đâu, xem gì, ăn gì thay vì chỉ bán phòng, còn chudu24 lại có những chính sách giá tốt nên thu hút một tập khách hàng riêng.
Xem thêm phần mềm quản lý khách sạn
2. Thay đổi chiến lược hợp tác với OTA
Một số khách sạn, resort có quy mô lớn cho biết, do nhu cầu khách đặt phòng trực tuyến tăng cao, doanh số bán qua kênh truyền thống đang giảm nên các khách sạn đang lệ thuộc nhiều vào OTA để bán phòng. Trên thực tế, một số OTA có thương hiệu, mang về doanh số lớn đang gia tăng sức ép, yêu cầu phí môi giới cao hơn để tăng lượng khách cho OTA.
Mặc dù phải trả mức giá cao nhưng ít khách sạn ngừng ký hợp đồng với OTA bởi kênh này đang mang lại nguồn khách hàng lớn, ngừng hợp tác sẽ mất doanh thu. Với thực tế đó, một số khách sạn đã thay đổi chiến lược, tập trung đầu tư phát triển trang web riêng, độc lấp nhằm tránh tình trạng lệ thuộc quá nhiều, nhưng giải pháp này không phải một sớm một chiều mà cần thời gian.
Với những khách sạn vừa và nhỏ chưa có những công cụ đặt phòng mạnh, các trang OTA luôn để mức giá thấp hơn trên website của khách sạn, việc làm này sẽ “tiêu diệt” trang web của khách sạn.
Chính vì vậy, ngoài việc theo dõi giá bán sát sao trên các kênh OTA, dùng các phần mềm tự động để theo dõi giá các khách sạn, còn phải có những chính sách mạch tay để xử lý những trang OTA bán giá thấp hơn so với giá cam kết.
OTA là một kênh bán phòng quan trọng của khách sạn, resort, nhưng tránh phụ thuộc vào nó. Bạn cần xây dựng một hệ thống Booking Engine cho riêng mình, do mình làm chủ thì hệ thống đó mới bền vững, mang lại doanh thu cho khách sạn. Hãy thay đổi chiến lược khi hợp tác với trang OTA cả nước ngoài và trong nước.
Xem thêm: Kinh doanh OTA như thế nào để đem lại hiệu quả cao?