Khuyến mãi Giáng sinh:
Giảm giá 20% trong thời gian có hạn. Nhanh tay lên!

00
Ngày
00
Giờ
00
Phút
00
Giây

Xu hướng phát triển du lịch trực tuyến tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, các công cụ trực tuyến đã tác động tích cực tới hoạt động du lịch như quảng bá thương hiệu, hình ảnh; đặt phòng, đặt vé,… Điều này đòi hỏi, các công ty du lịch, khách sạn, resort cần có những chiến lược để bắt kịp với xu hướng đó.
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và cuộc cách mạng công nghệ đã làm thay đổi lớn thị trường này khi lượng du khách đặt phòng trực tuyến qua các đại lý du lịch trực tuyến (Online Travel Agency – OTA) ngày càng nhiều.


 

Theo ước tính của Công ty nghiên cứu thị trường eMarketer, tổng thu du lịch toàn cầu năm 2016 tăng trưởng 13,8%, ước đạt gần 565 tỷ USD, dự báo đến năm 2020 sẽ lên đến 817 tỷ USD. Báo cáo về kinh tế Đông – Nam Á của Google và Temasek Holdings – công ty đa ngành của Singapore cho biết: thị trường du lịch trực tuyến của khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần, từ 21,6 tỷ USD năm 2015 lên 89,6 tỷ USD năm 2025; trong đó thị trường du lịch trực tuyến của Việt Nam được dự báo sẽ tăng từ 2,2 tỷ USD năm 2015 lên 9 tỷ USD năm 2025.
Xem thêm: Booking Engine – Giải pháp tối đa lợi nhuận dành cho khách sạn, resort
Việt Nam được nhận định là quốc gia thuộc khu vực tiềm năng về du lịch trực tuyến vì có dân số đông và trẻ, internet phát triển nhanh, lượng người sử dụng internet, mạng xã hội và thiết bị di động ngày càng nhiều và mức độ sử dụng mạng trong ngày cao hàng đầu thế giới.


 

Tuy nhiên, hệ thống du lịch trực tuyến của Việt Nam vẫn còn non trẻ. Dù có nhiều tiềm năng nhưng Việt Nam vẫn chưa có các kênh OTA đủ mạnh, thị trường chủ yếu vẫn là sân chơi của các công ty lữ hành truyền thống. Trong khi đó, phần lớn trang web của các hãng mới chỉ dừng lại ở mức liệt kê sản phẩm, dịch vụ, chưa được tích hợp chức năng hỗ trợ thanh toán trực tuyến và xác nhận ngay, cũng chưa chú trọng thu hút những chia sẻ, bình luận từ khách hàng.
Xem thêm: Kinh doanh OTA như thế nào đem lại hiệu quả cao
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, các OTA nước ngoài đang chiếm hơn 80% thị phần đặt phòng trực tuyến tại nước ta. Chính vì vậy, để tạo năng lực cạnh tranh mạnh mẽ cho ngành du lịch trong nước, cần chủ động để có chính sách, giải pháp hợp lý thúc đẩy du lịch trực tuyến phát triển.


 

Điểm mấu chốt ở Việt Nam, đó là OTA chưa có những trang web có giao dịch thân thiện với điện thoại thông minh, tốc độ truy cập chậm dẫn đến mất khả năng thúc đẩy khách mua hàng. Bởi vậy, muốn thúc đẩy du lịch trực tuyến, các doanh nghiệp trước hết cần đầu tư về kỹ thuật để các thông tin có thể đến được nhanh nhất với khách hàng trên thiết bị di động. Xu hướng hiện nay là những thiết kế website tương thích với thiết bị di động, thuận tiện trong truy cập, đưa được đầy đủ thông tin, hỗ trợ nhiều tính năng như thanh toán trực tuyến, book tour, book phòng,… và phần tương tác, phản hồi, đánh giá của khách hàng – những người đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, các kênh OTA nước ngoài cũng chưa có đội ngũ chăm sóc khách hàng hoàn chỉnh, đây cũng là một cơ hội để các trang OTA trong nước nhằm thu hút khách hàng.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia tiềm năng của du lịch trực tuyến, tuy nhiên, thị phần của các OTA nước ngoài vẫn chiếm thị phần cao do lợi thế công nghệ và quảng bá. Chính vì vậy, các OTA trong nước cần thay đổi chiến lược sao cho phù hợp với xu hướng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Xem thêm: Cách lựa chọn trang OTA phù hợp với hoạt động kinh doanh khách sạn
 

Khám phá sản phẩm yêu thích, Mua nhiều, tiết kiệm sâu và FREE SHIP đơn hàng > 400k

× Full Size Image

Viết một bình luận