Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam thực hiện cam kết mở cửa thị trường nói chung và thị trường các dịch vụ phân phối nói riêng. Cũng kể từ đó, ngành bán lẻ hiện đại Việt Nam trở thành một trong những lĩnh vực được cho là hấp dẫn và có mức tăng trưởng cao nhất.
Tuy nhiên, vì không còn nhiều những hạn chế đối với các nhà bán lẻ nước ngoài nên làm sóng đầu tư ngoài nước đang bổ bộ vào Việt Nam một cách rầm rộ, còn những doanh nghiệp bán lẻ nội địa vì cuộc chiến giữ và tranh giành thị phần trên thương trường bán lẻ ngày càng khốc liệt nên họ nhanh chóng xây dựng và thực thi nhiều chiến lược “không giống ai”.
Và để giành được phần thắng trong kinh doanh bán lẻ hiện đại, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đảm bảo 6 yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh bán lẻ dưới đây :
1. Hệ thống bán hàng trong kinh doanh bán lẻ
Nói đến hệ thống bán hàng, để tạo được lợi thế cạnh tranh thì cần phải áp dụng triệt để cả kinh doanh online lẫn offline. Tức là cần phải có cả cửa hàng và website bán hàng sản phẩm để phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến cho khách hàng.
Nói đến bán lẻ thông thường chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các cửa hàng tiện lợi và hệ thống các siêu thị nhưng trong thời hiện đại, khi mà số lượng khách hàng thực hiện các giao dịch mua sắm qua internet là chủ yếu thì việc xây dựng hệ thống website bán hàng kèm theo các dịch vụ giá trị gia tăng sẽ đánh vào tâm lý mua sắm của người tiêu dùng.
Hoặc lấy ví dụ về Amazon, Apple đều là những thương hiệu kinh doanh online nổi tiếng nhưng họ không bỏ qua việc mở các cửa hàng offline để khách hàng thỏa mãn với nhu cầu được sờ, nắm và trải nghiệm sản phẩm.
Tuy vậy, khi kết hợp bán hàng Online và Offline sẽ gặp phải khá nhiều vấn đề phức tạp nên cần đảm bảo đồng bộ dữ liệu bán hàng, kiểm soát kho, điều phối hàng hóa hợp lý và quản lý bán hàng chặt chẽ.
2. Áp dụng kết hợp các hình thức Marketing
Dù bạn là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nào thì Marketing vẫn là phương thức quan trọng giúp bán được hàng. Tuy nhiên, giải pháp để tiếp thị hiệu quả mà bài viết đưa ra vẫn là kết hợp cả online và offline. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp kinh doanh online đều có thể được hưởng lợi từ các hình thức marketing truyền thống và ngược lại, một cửa hàng bán lẻ đều có thể quảng bá cho mình thông qua internet.
Đơn giản chỉ là việc chèn thêm link website vào business card, email, tờ rơi, banner… cũng đã là một sự kết hợp. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn lôi kéo khách hàng ghé thăm website của bạn thì cần phải đảm bảo tính chuyên nghiệp cho nó, đạt được điều đó, khách hàng mới lưu giữ địa chỉ của bạn trong đầu và tìm đến mỗi khi cần thiết.
Chìa khóa để thực hiện thành công phương pháp marketing kết hợp trong chiến lược kinh doanh bán lẻ là sự kết hợp một cách nhất quán và liên tục. Ví dụ một thông tin về chương trình khuyến mãi giảm giá lớn được gửi đi cho khách hàng thì kèm theo đó là việc trưng thông tin đó trên website hoặc cửa hàng của bạn để khách hàng biết được.
Kết hợp các phương pháp marketing một cách hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí quảng cáo và khi kết hợp đồng thời online và offline thì hiệu quả của cả hai hình thức tiếp thị đều được nâng cao.
3. Quản trị tài chính chặt chẽ – Chiến lược kinh doanh bán lẻ quan trọng
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài cần xây dựng cơ chế tài chính thống nhất, phù hợp với quy mô và mô hình của công ty, kế hoạch tài chính cũng cần được xây dựng một cách tổng thế và chi tiết.
Trong từng thời kỳ phát triển thì mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu khác nhau, tuy nhiên, quản trị tài chính hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị cho những người chủ sở hữu doanh nghiệp. Đó là về tối đa hóa chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần.
Ngoài ra, từ thực tế cho thấy, ở các doanh nghiệp hiện nay, nhiều nhà kinh tế đã nhấn mạnh ngoài mục tiêu giá trị thì họ còn theo đuổi mục tiêu gia tăng trách nhiệm xã hội của các lãnh đạo doanh nghiệp, cụ thể là các vấn đề liên quan đến trả lương cho nhân viên, an toàn lao động, bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao trình độ, ý thức bảo vệ môi trường…
4. Quản trị nhân lực có hiệu quả
Trong thời điểm hiện tại, quản trị nhân lực dần dần thay thế cho quản trị nhân sự với quan điểm chủ đạo: Con người không đơn thuần chỉ là một yếu tố của quá trình kinh doanh mà là một nguồn tài sản quý báu của tổ chức, doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chuyển từ tình trạng “tiết kiệm chi phí lao động để giảm giá thành “sang“ đầu tư vào nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh tranh cao hơn, có lợi nhuận cao hơn và hiệu quả cao hơn”.
Từ quan điểm này, quản trị nguồn nhân lực được phát triển trên cơ sở của các nguyên tắc chủ yếu sau:
Nhân viên cần được đầu tư thỏa đáng để phát triển các năng lực riêng nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân, đồng thời tạo ra năng suất lao động, hiệu quả làm việc cao và đóng góp tốt nhất cho tổ chức.
Các chính sách, chương trình và thực tiễn quản trị cần được thiết lập và thực hiện sao cho có thể thỏa mãn cả nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân viên.
Môi trường làm việc cần được thiết lập sao cho có thể kích thích nhân viên phát triển và sử dụng tối đa các kỹ năng của mình.
Vấn đề chức năng nhân sự cần được thực hiện phối hợp và là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ quản trị con người là của tất cả các quản trị gia, không còn đơn thuần của trưởng phòng nhân sự hay tổ chức cán bộ.
5. Hệ thống kho bãi và vận chuyển
Trong kinh doanh bán lẻ, hệ thống kho bãi và vận chuyển là một vấn đề cần được quan tâm. Nếu như kinh doanh truyền thống luôn lo lắng về kho bãi mỗi khi có ý định mở rộng kinh doanh thì hiện nay, vấn đề đó không còn là mối lo ngại.
Thời hiện đại, hệ thống kho bãi có thể được xây dựng trực tiếp nhờ các ứng dụng công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây, phần mềm quản lý kho, quản lý bán hàng. Còn khâu vận chuyển thì được thực hiện nhanh chóng và đảm bảo an toàn chính xác đến tận tay người mua hàng trong thời gian sớm nhất thông qua các đơn vị trung gian gọi là logitics.
Đầu tư hệ thống kho bãi và vận chuyển là yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh bán lẻ
6. Văn hóa và giá trị nền tảng
Văn hóa công ty hay còn gọi là văn hóa doanh nghiệp là nền tảng bền vững trong quản trị doanh nghiệp.
Nhiều đại gia bán lẻ đã áp dụng thành công và thực sự biến văn hóa công ty trở thành cốt lõi của sự phát triển doanh nghiệp, ví dụ như Wal-mart, Target… Văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp, quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo động lực làm việc cho nhân viên, giúp họ cảm thấy rõ mục tiêu và bản chất công việc mình làm. Tạo được một môi trường làm việc lành mạnh, thoải mái và giúp mối quan hệ giữa các nhân viên tốt đẹp hơn.
Thậm chí có nhiều người sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc trong một môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.
Ta có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp giống như “cá tính” của doanh nghiệp, ở đó mỗi cá nhân, cá tính giúp phân biệt người này với người khác, văn hóa cũng chính là bản sắc riêng giúp một doanh nghiệp không thể lẫn với các doanh nghiệp khác dù có cùng hoạt động trong một lĩnh vực và cung cấp những sản phẩm tương tự ra thị trường.
Văn hóa doanh nghiệp có 3 nét đặc trưng, đó là tính nhân sinh, tính giá trị và tính ổn định.
Như vậy, muốn kinh doanh bán lẻ thành công thì phải đảm bảo thực hiện triệt để 6 yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh bán lẻ mà chúng tôi đã đề cập đến trong bài viết trên đây. Hi vọng rằng, với mỗi hình thức kinh doanh thì các yếu tố trên sẽ được áo dụng và thay đổi thật phù hợp và hiệu quả.