Khuyến mãi Tết 2025: Free Ship trên 399K
Giảm giá 15% trong thời gian có hạn. Nhanh tay lên!

00
Ngày
00
Giờ
00
Phút
00
Giây

9 chiêu tìm kiếm khách hàng khi mới khởi nghiệp

Khi mới khỏi nghiệp, những khó khăn dồn dập, vốn của bạn chỉ thấy đi ra mà chưa thấy lãi vào và câu hỏi khiến bạn đau đầu nhất chính là “làm sao để tìm kiếm khách hàng?”. Sẽ có rất ít khách hàng tự đến tìm bạn, thực tế tất cả những ai mới bắt đầu đều phải lao vào công cuộc tìm kiếm khách hàng, thậm chí là cả khi đã hoạt động ổn định quá trình này cũng vẫn tiếp tục. Không phải ai cũng có phương pháp hiệu quả và phù hợp mà phải trải qua nhiều thất bại mới có thể rút ra được quy trình chuẩn. Dưới đây là gợi ý quy trình chuẩn đã được áp dụng thành công, bạn có thể tham khảo để tìm ra những ứng dụng phù hợp với mô hình riêng.

1. Lên kế hoạch tìm kiếm khách hàng

Bạn cần đề ra các tiêu chí của một khách hàng lý tưởng phù hợp để có hướng tìm kiếm đúng những đối tượng đó. Nếu bạn bán hàng cho một tập đoàn lớn thì hãy chú ý đến những người nắm giữ quyền quyết định về nhu cầu mua sắm. Sau đó hãy tìm hiểu các thông tin chi tiết hơn, ví dụ như khách hàng thường tìm kiếm những hàng hoá hay sản phẩm giống của bạn theo các nào. Họ thường tới đâu để mua? Họ thường nghe và tìm kiếm thông tin ở đâu khi họ muốn mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Hãy tìm cách để đưa những thông tin của bạn hoặc chính bạn đến với họ thuận tiện nhất.

2. Hãy để thông tin về sản phẩm của bạn xuất hiện dày đặc

Mỗi khách hàng có hướng tìm hiểu về thông tin, dịch vụ theo nhiều cách khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau. Thế nên hãy để thông tin về sản phẩm của bạn xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông nhiều nhất có thể, đảm bảo thông tin phải thống nhất, chân thực. Họ càng nghe nhiều về bạn thì càng có xu hướng muốn biết những gì bạn cung cấp khi họ có ý định mua sản phẩm, dịch vụ đó.

3. Chăm chỉ tìm kiếm khách hàng từ báo chí

Nguồn thông tin liên lạc vô tận trên các tờ báo chính là thứ bạn phải nghiên cứu, tìm hiểu và tận dụng triệt để. Những tên tuổi được đăng trên báo thường có đầy đủ thông tin, địa chỉ, vì vậy nên hãy lưu giữ những thông tin đó, liên lạc với họ, biết đâu họ chính là một khách hàng tiềm năng của bạn. Nếu như có cơ hội tham dự các cuộc họp những đối tượng này có mặt. Khi bạn gặp họ hay gửi thư, đừng quên nói cho họ biết bạn đã đọc được bài báo viết về họ và chúc mừng thành công của họ cũng như “nhấn” thêm rằng bài báo viết về họ thú vị như thế nào.

4. Hãy xuất hiện trong một vài sự kiện quy tụ các khách hàng tiềm năng

Không cần thiết phải nghĩ đến việc chi một khoản tiền khổng lồ để xuất hiện vài chục giây trên tivi, hãy liên hệ với những nhà tổ chức sự kiện và đề nghị sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn làm giải thưởng trong sự kiện đó. Đây cũng là một cách quảng bá hiệu quả bởi có thể các khách hàng tiềm năng của bạn cũng có mặt trong đó.

5. Duy trì liên hệ sau các cuộc gặp mặt

Thử liên hệ với những người bạn đã gặp mặt để xem họ có thể là những khách hàng tiềm năng hay không. Nếu họ nói, hiện tại họ chưa cần tới các dịch vụ của họ, bạn có thể hỏi khi nào thì bạn có thể gọi lại cho họ hoặc liệu các đối tác doanh nghiệp của họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn hay không.

6. Cho khách hàng trải nghiệm các sản phẩm mẫu

Hãy gửi tặng hàng mẫu miễn phí sản phẩm của bạn và nhờ họ tặng lại cho bạn bè của mình nếu họ thấy thoải mái. Cách làm này có thể dùng hình thức gửi thư thông báo có kèm theo những tin tức, thủ thuật và những mách nước nho nhỏ, cũng có khi đó là vài lời tư vấn giúp bạn cung cấp vừa đủ thông tin cho khách hàng, giúp khách hàng tin tưởng bạn hoàn toàn có khả năng cung cấp tốt sản phẩm, dịch vụ của mình.

7. Tranh thủ những mối quan hệ cá nhân

Hãy hỏi qua bạn bè xem ai đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu có thể, hãy dành một khoản thù lao nho nhỏ cho những lần giới thiệu hiệu quả để việc chào mời khách hàng này trở thành một công việc thú vị cho họ.

8. Học tập đối thủ

Hãy dành thời gian để phân tích và để ý các động thái của đối thủ. Bạn có thể đấu với họ, học tập những điều mới mẻ nhưng tuyệt đối không được sao chép họ.

9. Tìm ra nguyên nhân khách hàng từ chối sản phẩm của bạn

Nguyên nhân họ từ chối sử dụng sản phẩm của bạn là gì? Có loại sản phẩm nào đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn sản phẩm của bạn? Việc đặt hàng của bạn phức tạp quá?…Bất kể là lí do gì thì tất cả những câu trả lời từ họ sẽ giúp bạn có những thay đổi thích hợp và cần thiết để đẩy tăng được lượng khách hàng trong tương lai.

Khám phá sản phẩm yêu thích, Mua nhiều, tiết kiệm sâu và FREE SHIP đơn hàng > 400k

× Full Size Image

Viết một bình luận