Làm thế nào để bạn đánh giá các ý tưởng kinh doanh và xác định xem liệu có tiềm năng để từ đó xây dựng được một doanh nghiệp có lợi nhuận hay không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ đánh giá nhu cầu tiềm năng cho một sản phẩm đã lựa chọn, nhìn vào các cơ hội “ngách” tồn tại xung quanh nó và xác định nhu cầu đối với thị trường ngách đó.
Xác định một ý tưởng hoặc sản phẩm là rất quan trọng bởi vì nó giúp bạn có được cảm giác về thị trường tiềm năng, hoặc cho ý tưởng sản phẩm của bạn nếu chưa có thị trường, trước khi đầu từ nhiều thời gian và tiền bạc vào đó.
Chúng ta có thể nhìn vào Google Trends để xem các sản phẩm có xu hướng như thế nào. Google Trends là một khởi đầu tốt, nhưng chỉ cho bạn thấy một phần nhỏ của câu chuyện. Nếu có một người tìm kiếm một sản phẩm năm ngoái và 10 người trong năm nay tìm kiếm nó, xu hướng sẽ tăng lên, nhưng thị trường vẫn không đáng kể gia nhập với tư cách một doanh nghiệp.
Lưu ý: Mặc dù bạn nên xác nhận sản phẩm của mình, chúng ta vẫn có thể thấy rất nhiều doanh nghiệp trực tuyến thành công được tạo ra bởi các doanh nhân chỉ hành động theo trực giác của họ hoặc tạo ra nhu cầu không tồn tại trước đó. Không có cách tiếp cận duy nhất nào là phù hợp cho tất cả mọi người, sản phẩm và doanh nghiệp. Bạn nên quyết định những gì bạn nghĩ là tốt nhất cho mình. Tất cả các chiến thuật xác định được thực hiện để tạo dựng lòng tin trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc của bạn. Không có thử nghiệm duy nhất nào có thể đem đến cho bạn một câu trả lời, hãy kết hợp tất cả mọi thứ và thêm vào cả trực giác của bạn.
1. 1. Sản phẩm
Trong bài viết này, chúng ta sẽ nghiêm chỉnh tiến hành đánh giá dựa trên thị trường để nắm được tốt hơn về nhu cầu và cạnh tranh tiềm năng cho sản phẩm dầu dừa. Dầu dừa là một sản phẩm thú vị, đa năng và có sự quan tâm tìm kiếm khá lớn.
*Lưu ý rằng Google Trends chỉ cho phép bạn so sánh đến 5 sản phẩm cùng một lúc, ở đây chúng tôi kiểm tra 3 sản phẩm làm ví dụ.
2. 2. Điểm bắt đầu
Tiến hành tìm kiếm trên Google, bạn có thể nhận thấy dầu dừa là một sản phẩm tiềm năng, có vẻ như đây là một sản phẩm phổ biến. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tìm hiểu thêm để biết chắc chắn. Chúng ta hãy nhìn vào Google Trends một lần nữa để xem dầu dừa thực sự có xu hướng tăng lên không, xu hướng lớn như thế nào và chính xác khi nào nó bắt đầu.
Nhìn vào “dầu dừa” trong Google Trends, chúng ta có thể thấy rằng xu hướng và sự phổ biến của dầu dừa có tồn tại, gia tăng đáng kể từ khoảng năm 2012.
Để xác nhận rõ hơn sự phổ biến, hấp dẫn và hữu ích của dầu dừa, chúng ta hãy xem xét một số đánh giá sản phẩm. Trên MakeupAlley – trang web đánh giá cho tất cả các loại sản phẩm chăm sóc da và tóc – một sản phẩm dầu dừa có đánh giá trung bình là 4,5/5 sao dựa trên 858 đánh giá và 90% nói rằng họ sẽ mua nó một lần nữa. Thông tin phản hồi rất thuận lợi cho sản phẩm này.
Mặc dù bạn có thể không tìm thấy nhiều ý kiến tiêu cực về dầu dừa, việc nhìn vào ý kiến tiêu cực trong các đánh giá có thể giúp bạn tìm thấy những thiếu sót trong các sản phẩm hiện tại mà bạn có thể tận dụng.
Kiểm tra trên Amazon cũng cho thấy một sản phẩm dầu dừa có đánh giá 4,5/5 sao dựa trên 8.701 đánh giá.
Lúc này chúng ta biết rằng dầu dừa thực sự có xu hướng và mọi người đang mua nó. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn còn đó, liệu có bao nhiêu người thực sự quan tâm đến dầu dừa?
3. 3. Đánh giá từ khóa
Để tiến thêm một bước nữa, chúng ta hãy nhìn vào “dầu dừa” trong công cụ Keyword Planner (lập kế hoạch từ khóa) của Google. Công cụ Keyword Planner của Google cho phép bạn tìm kiếm các từ khóa để xác định xem có bao nhiêu tìm kiếm mỗi tháng đang được thực hiện cho từ khóa đó, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh cho nó và các từ khóa tìm kiếm liên quan.
Để sử dụng công cụ này, bạn cần phải có một tài khoản Google Adwords (đăng ký miễn phí). Đăng nhập vào tài khoản của bạn và chọn Tools từ menu trên cùng, sau đó chọn Keyword Planner. Ở màn hình tiếp theo, nhấn vào Search for new keyword and ad group ideas.
Trên màn hình tiếp theo, nhập vào ý tưởng sản phẩm của bạn. Kiểm tra lại các thiết lập của bạn ở phần Targeting để đảm bảo rằng chúng theo ý thích của bạn, đặc biệt là vị trí bạn muốn nhắm mục tiêu.
Ở màn hình tiếp theo, bạn sẽ được mặc định đưa đến tab Ad Group Ideas (nhóm ý tưởng quảng cáo), hãy chuyển sang tab Keyword Ideas (ý tưởng từ khoá).
Cột đầu tiên sẽ liệt kê từ khóa bạn tìm kiếm cũng như các truy vấn tìm kiếm khác liên quan đến từ khóa bạn đã nhập vào. Cột thứ hai cho bạn thấy lượng tìm kiếm được thực hiện mỗi tháng trong khu vực địa lý mà bạn chỉ định. Cột thứ ba là mức độ cạnh tranh cho mỗi từ khóa.
Sau khi xem xét kỹ các kết quả, một vài điều nổi bật cần lưu ý là:
- Như chúng ta đã biết từ ban đầu, dầu dừa có nhiều công dụng. Từ kết quả của Keyword Planner, chúng ta có thể thấy công dụng cho tóc, da, mặt, nấu ăn… Nhìn vào danh sách đầy đủ sẽ cho thấy nhiều hơn.
- Từ khóa tìm kiếm chính “dầu dừa” có rất nhiều sự quan tâm tìm kiếm. 14.800 tìm kiếm mỗi tháng ở Việt Nam. Thật không may, nó cũng có tính cạnh tranh cao. Điều này có nghĩa là có rất nhiều người khác đã quảng cáo và cạnh tranh cho từ khóa đó trên mạng, khiến cho bạn khó có thể cạnh tranh hiệu quả.
- Có rất nhiều từ khóa tìm kiếm khác vẫn có khối lượng tìm kiếm cao với ít cạnh tranh. Đó là khoảng có thể biến thành cơ hội.
Lọc ra các từ khóa có tính cạnh tranh cao, có vẻ vẫn còn rất nhiều từ khóa với khối lượng tìm kiếm cao mà ít cạnh tranh. Nhận thấy một vài trong số đó có chứa từ “tóc”, tiếp tục tạo ra một tìm kiếm mới cho “dầu dừa + tóc”. Lượng tìm kiếm cho rất nhiều từ khóa trong số này khá mạnh và tất cả đều có mức cạnh tranh từ thấp đến trung bình. Từ khóa “dầu dừa dưỡng tóc” đặc biệt có lượng tìm kiếm khá cao.
4. 4. Loại nội dung nào được xếp hạng bởi Google (cạnh tranh nội dung)
Hãy xem xét từ khóa tìm kiếm “dầu dừa dưỡng tóc” trên Google để xem loại nội dung nào hiện đang chiếm vị trí hàng đầu. Điều này sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về những gì chúng ta sẽ phải cạnh tranh.
Chúng ta có thể thấy từ tìm kiếm của Google: hầu hết 10 vị trí hàng đầu trên Google cho từ khóa tìm kiếm “dầu dừa dưỡng tóc” đều là bài viết một lần. Có vẻ như chưa có nhiều cá nhân hay đơn vị kinh doanh nào thống trị từ khóa tìm kiếm này, bạn có thể thử tìm kiếm các từ khóa khác. Điều này có nghĩa là nếu bạn thử và cạnh tranh cho từ khóa này, cơ hội của bạn để xếp hạng cao trong Google sẽ lớn hơn nhiều so với khi bạn cố gắng vượt qua các thương hiệu hoặc các doanh nghiệp lớn và lâu đời.
Nhìn chung mọi thứ có vẻ khá tích cực, nhiều khả năng có cơ hội với một sản phẩm dầu dừa cho tóc. Chính xác thì loại sản phẩm hay thị trường ngách nào có thể có hiệu quả? Để có được một ý tưởng tốt hơn về sản phẩm, chúng ta hãy trở về với cách để sử dụng dầu dừa để xem chính xác thì dầu dừa có thể được sử dụng cho mái tóc của bạn như thế nào.
Bạn có thể thấy một số công dụng của dầu dừa để dưỡng tóc bao gồm làm mềm tóc, giảm xơ rối và chẻ ngọn, giảm rụng tóc, trị gàu và loại bỏ kẹo cao su dính vào tóc. Mỗi công dụng trong này là một cơ hội sản phẩm tiềm năng.
5. 5. Xác định về địa lý
Chúng ta đã biết rằng mọi người đang tìm kiếm thông tin về dầu dừa và các sản phẩm cho mái tóc của họ, nhưng những người này là ai? Đôi khi các sản phẩm và xu hướng có thể rất cụ thể cho một khu vực địa lý. Chúng ta cần phải đảm bảo rằng những người đang tìm kiếm các từ khóa kể trên đang sống trong một khu vực mà chúng ta có thể bán hàng và vận chuyển.
Hãy quay trở lại với Google Trends để giúp chúng ta trả lời những câu hỏi: Những thành phố cụ thể nào có lượng tìm kiếm “dầu dừa dưỡng tóc” cao nhất?
6. 6. Xác định mạng xã hội
Chúng ta đã biết dầu dừa khá phổ biến, tuy nhiên có những kênh mà chúng ta có thể sử dụng để có được một sự hiểu biết tốt hơn về thị trường và nhu cầu. Mạng xã là một nguồn hiệu quả để nhìn vào thị trường tiềm năng và mối quan tâm đến sản phẩm.
Sử dụng mạng xã hội để nghiên cứu sản phẩm của bạn không chỉ cho thấy lượng thảo luận xung quanh ý tưởng sản phẩm của bạn mà còn giúp bạn phát hiện ra ngôn ngữ mà khách hàng tiềm năng của bạn đang sử dụng. Điều này có thể hữu ích khi tạo quảng cáo hoặc viết mô tả sản phẩm của bạn.
7. 7. Đánh giá đối thủ cạnh tranh
Từ những phân tích trên, có 3 lĩnh vực cạnh tranh trong thị trường sản phẩm dầu dừa dưỡng tóc.
1. Dầu dừa nguyên chất: Dầu dừa nguyên chất là thành phần chính và theo như tìm hiểu thì nó có tác dụng tuyệt trong việc giữ ẩm và chăm sóc tóc. Dầu dừa tinh khiết có bán sẵn trên mạng và ở địa phương.
2. Bí quyết tự làm dầu dừa: Công thức dầu dừa tự làm có sẵn trên mạng. Tất cả các công thức rõ ràng đều có dầu dừa là thành phần cơ bản, nhưng cũng kết hợp các thành phần khác nhau dường như để cải thiện hiệu quả của sản phẩm cuối cùng hoặc để giúp thay đổi chức năng/kết cấu cốt lõi của nó. Ví dụ, kem ủ/dầu xả cho tóc với mặt nạ cho tóc.
3. Các sản phẩm chăm sóc tóc từ dầu dừa mang tính thương mại: Đây là những sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp lớn hoặc nhỏ và có chứa một sự pha trộn độc quyền của các thành phần để tạo ra một sản phẩm độc đáo và cảm nhận tốt hơn.
Nhu cầu thị trường tổng thể dường như đã được đáp ứng, thậm chí có thể bão hòa với các loại sản phẩm dầu dừa có sẵn trên mạng. Tuy nhiên, vì nó liên quan đến sản phẩm thương mại, có vẻ như không có bất kỳ sản phẩm hoặc thương hiệu nào đang chiếm lĩnh thị trường.
8. 8. Khảo sát thị trường mục tiêu
Sau khi thu thập nghiên cứu thứ cấp, điều quan trọng là thu thập nhân khẩu học dựa trên sản phẩm và mục tiêu chính xác của riêng bạn. Có nhiều cách để tiếp cận việc này. Cách nhanh nhất và rẻ nhất là tự mình tạo ra một cuộc khảo sát bằng công cụ khảo sát đơn giản như SurveyMonkey.com rồi gửi nó cho bạn bè và gia đình trong thị trường mục tiêu của bạn. Survey Monkey thậm chí còn có một mẫu khảo sát sản phẩm được thiết kế bởi chuyên gia để giúp bạn bắt đầu.
Nếu bạn không quen biết ai trong thị trường mục tiêu của mình, vẫn có những dịch vụ trả tiền khác có thể giúp ích. Những dịch vụ như Survata.com hoặc Google Customer Surveys cho phép bạn tạo ra các khảo sát và sau đó họ phân phối chúng đến mọi người trong đối tượng mục tiêu mà bạn xác định để thu thập phản hồi.
9. 9. Tạo chiến dịch gây quỹ cộng đồng
Một trong những phương pháp thử nghiệm phổ biến nhất hiện nay là thiết lập một chiến dịch gây quỹ cộng đồng trên các trang web như Indigogo.com hoặc Kickstarter.com. Thiết lập một chiến dịch gây quỹ cộng đồng không chỉ giúp bạn khảo sát thị trường cho sản phẩm mà còn cho phép bạn thu thập tiền trả trước. Tuy nhiên, chiến dịch gây quỹ cộng đồng thường được dành riêng cho các sản phẩm mới / thú vị hoặc sáng tạo, vì vậy đơn giản là việc bán lại một sản phẩm có thương hiệu hoặc sản phẩm mà bạn đã nhập khẩu từ nước ngoài sẽ không mấy có tác dụng.
10. 10. Mở cửa hàng thử nghiệm
Cuối cùng, một trong những cách tốt nhất và đáng tin cậy nhất để kiểm tra nhu cầu cho ý tưởng của bạn là thiết lập một cửa hàng thử nghiệm. Phương pháp phổ biến này, đã được thảo luận trong những cuốn sách như “Tuần làm việc 4 giờ”, liên quan đến việc thiết lập một cửa hàng với sản phẩm của bạn và lôi kéo truy cập đến đó để kiểm tra mối quan tâm của người tiêu dùng. Việc này có thể được thực hiện bằng cách đặt trước sản phẩm hoặc thậm chí đơn giản hơn là đo lường sự quan tâm bằng cách thu thập địa chỉ email để biết thêm thông tin.
11. Kết luận
Khi bắt đầu, tất cả những gì chúng ta có là một ý tưởng sản phẩm. Với một chút nghiên cứu và sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí, chúng ta có thể tìm hiểu khá nhiều về nhu cầu tiềm năng với dầu dừa. Từ Google, chúng ta biết dầu dừa có nhiều công dụng. Bằng cách sử dụng Keyword Planner của Google, chúng ta có thể khám phá ra nhiều từ khóa với mức cạnh tranh từ thấp đến trung bình và lượng tìm kiếm cao. Đó là những từ khóa tìm kiếm dẫn chúng ta xuống thị trường ngách của dầu dừa ứng dụng cho tóc, trong đó có dầu xả, mặt nạ tóc, kem ủ và kem dưỡng…
Chúng ta tìm hiểu được từ Google Trends rằng dầu dừa có xu hướng đi lên và phát triển kể từ khoảng năm 2012. Chúng ta có thể xác định các quốc gia và thậm chí các thành phố cụ thể đang tìm kiếm cho từ khóa tiềm năng này.
Lúc này chúng ta đã hiểu biết hơn về cơ hội tiềm năng này. Chúng ta có thể thấy một số kết quả rất thuận lợi liên quan đến nhu cầu tiềm năng và chúng ta đã phát hiện ra một số cơ hội từ khóa tuyệt vời. Tất cả những điều này có vẻ thật tuyệt nhưng chúng ta vẫn sẽ cần phải xem xét cẩn thận một số tiêu chí dựa trên sản phẩm để có hiểu biết tốt hơn và đánh giá tiềm năng của sản phẩm.