Những chiếc xe đạp không còn là phương tiện giao thông hàng đầu tại Việt Nam nhưng xe đạp vẫn là phương tiện di chuyển được nhiều người yêu thích. Không chỉ có chi phí phù hợp khiến cho việc sở hữu 1 chiếc xe đạp là điều không quá khó khăn, cùng với đó việc đạp xe thường xuyên cũng là một hình thức tập thể dục được các bác sĩ và chuyên gia khuyến khích.
Nắm bắt được nhu cầu sử dụng và tập luyện ấy, trong vài năm gần đây, xe đạp đang là một trong những mặt hàng kinh doanh được nhiều người chọn lựa. Để tham gia thị trường này, bạn cần chuẩn bị 1 số thông tin nhất định để có thể duy trì và phát triển công việc kinh doanh xe đạp của mình.
1. 1. Xác định thị trường
Mỗi lĩnh vực đều có vô số thị trường từ lớn đến nhỏ, đa dạng giá cả, chất lượng và khách hàng mục tiêu và thị trường xe đạp cũng vậy. Hiện nay, thị trường xe đạp đang có 1 số sản phẩm chủ đạo được phân chia theo mục đích sử dụng như: Xe đạp thông thường Xe đạp thời trang Xe đạp thể thao Xe đạp trẻ em thị trường xe đạp theo nhãn hiệu như Jett, TrinX, Asama, Giant….
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm thị trường xe đạp cũ để lựa chọn thị trường phù hợp. Xe đạp là thị trường giàu tiềm năng, nhóm khách hàng tiềm năng là học sinh, sinh viên, những người thích sử dụng xe đạp để di chuyển, tập luyên,..Với những khách hàng này, nhu cầu thường tập trung vào các mẫu xe đạp có mức giá dưới 2 triệu hoặc xe đạp cũ.
Mặt khác, thị trường xe đạp thể thao tập trung vào nhóm khách hàng yêu thích xe đạp thể thao, vì mức giá cao, từ 4 triệu trở lên cùng với đó là yêu cầu sử dụng sản phẩm của các thương hiệu chuyên biệt về xe thể thao. Bạn cần tìm hiểu và phân biệt rạch ròi sản phẩm của mình trước khi bắt tay vào kinh doanh.
Về thị trường, bạn có thể chọn tập trung vào 1 hoặc nhiều nhóm xe đap cùng lúc tùy thuộc vào lượng vốn mà bạn có. Nếu chỉ có lượng vốn dưới 10 triệu, hoặc bạn là sinh viên với vốn ít, bán xe đạp cũ, xe đạp đã qua sử dụng là lựa chọn phù hợp cho bạn.
Với số vốn nhiều hơn, từ 50 triệu trở lên, bạn có thể lựa chọn nhiều mặt hàng để kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh trong thị trường xe đạp nói chung bao gồm xe máy giá rẻ và xe đạp điện. Tuy nhiên vì lý do an toàn nên nhiều gia đình chưa muốn con em sử dụng sản phẩm này, nên xe đạp vẫn có nhiều “đất diễn”.
2. 2. Chuẩn bị mở cửa hàng bán xe đạp
Trước khi bắt tay vào thuê cửa hàng hay tìm mối hàng, bạn cần ngồi xuống và vạch ra kế hoạch kinh doanh cho cửa hàng của mình. Dù bạn kinh doanh tại cửa hàng, online hay kết hợp cả 2 thì kế hoạch kinh doanh là điều không thể thiếu.
Không chỉ là những con số và câu chữ làm “màu”, với kế hoạch kinh doanh bạn sẽ xác định được thị trường mục tiêu, lượng vốn dự kiến, khách hàng tiềm năng và cách tiếp cận họ… Nguồn hàng là vấn đề tiếp theo bạn cần tập trung thời gian và công sức. Với thị trường xe đạp cũ, bạn có thể tìm tại chợ xe Dịch Vọng, Phùng Hưng, chợ Trời tại Hà Nội hay chợ Tân Thành ở Tp. Hồ Chí Minh từ các cửa hàng chuyên xe đạp cũ.
Bán xe đạp cần những bí quyết và kinh nghiệm
Hoặc bạn có thể tìm nguồn từ các cửa hàng cầm đồ sinh viên, học sinh tại các thành phố. Ngoài ra, bạn có thể dạo quanh các diễn đàn, trang tin rao vặt, chỉ trong 1 tiếng ngồi tìm kiếm, bạn sẽ có trong tay rất nhiều thông tin về các mối hàng xe đạp cũ. Với nguồn hàng xe mới, bạn có thể liên hệ với các công ty phân phối sản phẩm chính hãng để bắt mối lấy hàng.
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp này, họ chỉ muốn tìm đại lý phân phối sản phẩm nên bạn cần thương lượng và cân đối số lượng sản phẩm. Kinh doanh xe đạp nên cửa hàng là yếu tố không thể thiếu ngay từ khi bạn nảy ra ý tưởng này. Cửa hàng trưng bày được lựa chọn tại các vị trí thuận tiện cho khách hàng, có vỉa hè hoặc nơi để xe cho khách.
Địa điểm thường ở những nơi gần trường học, trung tâm thương mại, khu dân cư. Trong thị trường kinh doanh online phát triển, nếu chỉ mở cho mình cửa hàng trưng bày sản phẩm mà không có cửa hàng online thì khả năng cạnh tranh và bán được nhiều sản phẩm của bạn sẽ bị đe dọa. Thương mại điện tử phát triển, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, tham khảo các sản phẩm ngay trên trang web cửa hàng là điều không thể thiếu với người tiêu dùng.
Vì vậy, cùng với việc bắt tay vào thuê, sửa chữa cho cửa hàng, bạn cần giành thời gian và công sức cho cửa hàng bán xe đạp online của mình. Có không ít những người cùng kinh doanh xe đạp với bạn với cửa hàng đẹp hơn, nhiều sản phẩm hơn, nhưng với 1 trang web, bạn hoàn toàn có thể tạo nên sự khác biệt.
Khi website xe đạp được xây dựng hoàn chỉnh với thiết kế đồ họa web đẹp, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy bạn trên Google, tìm kiếm sản phẩm, tham khảo thông tin, hình ảnh, giá bán và đánh giá từ những người mua trước hay trao đổi với bạn về những thắc mắc của họ xung quanh sản phẩm.
Website không chỉ là nơi bán hàng mà còn là nơi kết nối người bán và người mua. Lập fanpage riêng cho cửa hàng bán xe đạp, tham gia các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, rao vặt thông tin,… là những hình thức quảng bá để bạn đến gần hơn với khách hàng và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những người kinh doanh xe đạp đi trước.
3. 3. Một số lưu ý khi kinh doanh xe đạp
Khi lựa chọn nguồn hàng, bạn cần lưu ý đến chất lượng xe nếu là xe đạp cũ, hình thức vận chuyển, thanh toán, hoàn trả,,, nếu lấy hàng từ các nhà phân phối. Khi bán hàng, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để thường xuyên cập nhật, nắm được số lượng sản phẩm còn, đã bán hay nhu cầu dự kiến của khách hàng để lên kế hoạch vốn và lấy hàng kịp thời.
Thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi, kích cầu khi mới bắt đầu kinh doanh. Cùng với đó là chuỗi sự kiện chăm sóc khách hàng thân thiết khi đã có lượng khách ổn định. Tập trung vào phát triển mạng lưới kết nối sẽ đem đến cho bạn nhiều cơ hội kinh doanh và hợp tác chất lượng. Bí quyết kinh doanh quán ăn nhỏ hiệu quả Bí quyết kinh doanh hiệu quả cho người mới bắt đầu