Bạn đang ấp ủ kế hoạch mở hiệu sách nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Bài viết với nội dung chia sẻ kinh nghiệm mở nhà sách và quản lý cửa hàng sách này sẽ giúp bạn giải đáp được hết những thắc mắc, giúp bạn có những định hướng căn bản khi gia nhập thị trường bán sách đầy tiềm năng.
Kinh nghiệm mở nhà sách
1. 1. Mở tiệm sách nên bắt đầu từ đâu
Một kế hoạch kinh doanh hiệu sách chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, là ghi nhớ những việc phải làm, là bản dự báo những nguy cơ và thách thức mà quá trình kinh doanh sẽ gặp phải.
Chính vì vậy, hãy tự mình viết một kế hoạch, có thể là theo thời gian, đầu việc, thời gian hoàn thành, đánh giá và nhờ những người có kinh nghiệm góp ý. Trong kế hoạch kinh doanh bạn nên đảm bảo những nội dung sau:
- Mở nhà sách cần bao nhiêu vốn?
- Những khách hàng tiềm năng của bạn là ai? Họ có đặc điểm gì? (nhu cầu, sở thích, thị hiếu…)
- Quyết định xem nên mở một cửa hàng sách kiểu nào ( sách mới, sách cũ, các loại sách đặc biệt hay tất cả…)
- Và nên đặt cửa hiệu của bạn ở đâu để kinh doanh thuận lợi, hãy tìm hiểu thông tin về vị trí mà bạn muốn chọn, kể cả thông tin về giấy phép kinh doanh và các luật lệ có liên quan.
- Thiết kế cửa hiệu như thế nào cho phù hợp với thể loại và thị trường nhưng vẫn mang một nét riêng có thể thu hút thị hiếu của độc giả.
- Các trang thiết bị cần thiết cho một cửa hiệu kinh doanh sách là gì? Có thể là giỏ mua sắm và máy tính tiền, kệ giá…
- Bạn cũng có thể hình thành một quầy café hoặc không gian đọc sách trong hiệu sách của mình.
- Liệt kê những thuận lợi và khó khăn bạn đang gặp phải, dự báo những thách thức trong tương lai.
Muốn mở nhà sách cần những gì
2. 2. Kinh nghiệm chọn lựa thể loại sách
Bạn nên xác định cửa hiệu của mình sẽ kinh doanh những thể loại nào là chính, điều này tùy thuộc vào thị hiếu của khách hàng tiềm năng, quy mô, tiềm lực tài chính, vị trí địa lí mà bạn sẽ lựa chọn.
Kinh nghiệm mở hiệu sách là nên thể bán nhiều loại sách khác nhau trong nhiều lĩnh vực như Khoa học, tôn giáo, sách dành cho các bà nội trợ, sách dành cho trẻ em…
Tuy nhiên trong trường hợp hiệu sách của bạn ở gần trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thì thể loại chủ yếu sẽ khác nếu như bạn kinh doanh gần trường Đại học kiến trúc hay trường cấp một, cấp hai, cấp ba nên mở cửa hàng sách giáo khoa.
Kinh nghiệm mở hiệu sách
3. 3. Lấy nguồn hàng sách ở đâu?
Nếu như ở thành phố hoặc nơi dân cư có thu nhập khá trở lên và điều kiện tài chính của bạn tốt thì nên kinh doanh sách mới. Có rất nhiều sách không bán tại Việt Nam thì đòi hỏi bạn phải liên lạc trực tiếp với các nhà xuất bản để đặt mua sách.
Còn ở trong nước bạn có thể khéo léo tìm thông tin nguồn nhập của các cửa hàng bán sách. Tuy nhiên, nhược điểm là nếu không có kiến thức thì bạn sẽ bị lừa bởi nếu không lấy từ chính nhà xuất bản thì đa phần là sách lậu, chất lượng khá tệ, giá cả trọn gói nên cũng không dễ chịu lắm. Cách thứ hai cực hơn, đòi hỏi phải có công, rảnh chút.
Kinh nghiệm mở hiệu sách ban đầu là bạn nên đến các nhà xuất bản xin mua hàng tồn kho hoặc canh những ngày xả kho của họ để lấy được hàng giá tốt. Cách này ưu điểm rất rõ là sách xịn, chất lượng tốt, nhược điểm là khó kiếm trọn bộ đối với sách nhiều phần.
Những người có kinh nghiệm mở hiệu sách chia sẻ, thông thường thì người ta làm cả 2 cách, ban đầu cách trên và sau này cách dưới.
Nếu như ở nông thôn hoặc những nơi kinh tế không quá sôi động thì kinh doanh sách cũ là phương án hiệu quả nhất. Đồng thời bạn nên kết hợp làm cả sách cũ, truyện tranh, báo, đĩa phim để tăng lựa chọn cho người tiêu dùng và kích thích người mua tới nhiều hơn.
Có rất nhiều đại lí bán sỉ sách cũ, bạn có thể đến tận nơi để lựa chọn, ở hà nội đó là đoạn từ đầu Trần Quốc Hoàn ra tới cổng trường Đại học ngoại ngữ trên đường Phạm Văn Đồng hay dọc Đường Láng.
Bạn cũng có thể đăng thông tin trên mạng để tìm mua được những quyển sách chất lượng từ những cá nhân muống bán những quyển sách của gia đình. Kèm theo đó, bạn cũng nên có dịch vụ kinh doanh và tìm kiếm những đầu sách quý hiếm để phục vụ cho việc sưu tầm sách quý cho những ai có nhu cầu.
4. 4. Quản lý nhà sách hiệu quả
Để giải quyết cho những câu hỏi như: Làm thế nào để điều hành cửa hiệu của bạn hoạt động thật tốt hằng ngày? Tìm và tuyển dụng nhân viên như thế nào cho phù hợp với công việc? Quản lí doanh thu ra sao? Tạo ra một website để giới thiệu và buôn bán sách trên mạng quốc tế.
Những người có kinh nghiệm mở hiệu sách đều cho rằng cần thiết phải có một phần mềm quản lý nhà sách khi bạn lựa chọn mô hình kinh doanh nhà sách nào.
Mỗi quyển sách đã có mã vạch riêng nên bạn chỉ cần dùng máy đọc mã vạch để nhập thông tin sản phẩm lên kho dữ liệu, như vậy bạn không cần phải mất thời gian lục tung kho mỗi khi kiểm hàng hay bắt khách chờ đợi để kiểm tra xem còn đầu sách đó hay không.
Bạn chỉ cần truy cập vào phần mềm sẽ có thể nắm bắt ngay số lượng nhập, số lượng đã bán, số lượng tồn kho. Phần mềm có thể giúp bạn tiết kiệm các chi phí thuê nhân viên, chi phí quản lý sản phẩm, giảm thất thoát, quản lý doanh thu và xuất báo cáo.
Cách tổ chức và sắp xếp sách trong cửa hiệu phải khoa học để khách hàng dễ hình dung, dễ ghi nhớ, gọn gàng, thu hút, ấn tượng. Chiến dịch quảng cáo phải độc đáo để thu hút khách hàng, bạn có thể tổ chức các sự kiện nhỏ để lôi kéo khách tới nhà sách nhiều hơn.
Việc chăm sóc khách hàng phải được chú trọng. Cẩn trọng trong các mối quan hệ khách hàng, thường xuyên thu thập, nắm bắt và phản hồi các thông tin từ khách hàng, đồng thời học hỏi và rút kinh nghiệm để phát triển cửa hiệu ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Mở nhà sách cần những gì
Trong nền văn hóa của chúng ta, các hiệu sách được xem là một xã hội trí thức thu nhỏ, nhiều nhà sách đã trở thành một cộng đồng nơi mà nhiều người tập trung lại để nói chuyện và học hỏi lẫn nhau. Đây là một nghề rất nhân văn nhưng tiềm năng lợi nhuận cũng rất cao. Hi vọng rằng những kinh nghiêm mở hiệu sách trên đây có hữu ích với những ai đang tìm kiếm.