Khuyến mãi Tết 2025: Free Ship trên 399K
Giảm giá 15% trong thời gian có hạn. Nhanh tay lên!

00
Ngày
00
Giờ
00
Phút
00
Giây

Gợi ý lựa chọn nhà cung cấp phù hợp cho cửa hàng bán lẻ

Sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất đối với cửa hàng bán lẻ, có lẽ chính vì thế mà việc lựa chọn nhà cung cấp có vai trò quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm và giá trên thị trường. Những đơn vị kinh doanh gạo cội trên thị trường hẳn nhiên sẽ không bao giờ tiết lộ cho bạn biết nguồn hàng của họ, vậy nên bên cạnh việc mong chờ một chút thông tin rò rỉ thì chủ yếu là do bạn tự thân vận động. Dưới đây là một vài những gợi ý có thể giúp ích cho những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này có thể lựa chọn được những nhà cung cấp lý tưởng.

1. Chọn lọc hàng hóa kĩ càng

Là một người trung gian đưa hàng hóa tới tay khách hàng nhưng bản thân bạn cũng chính là khách hàng, vậy nên hãy thật sát sao và cẩn thận. Bạn nên có một danh sách các nguồn hàng, sau khi được báo giá hãy làm một phép so sánh về chất lượng, dịch vụ, giá cả với nhau. Khi đã tìm ra những nhà cung cấp ưu tú nhất thì hãy yêu cầu họ chỉ ra những điểm nổi bật của sản phẩm và lí do vì sao bạn nên chọn họ, bạn cũng nên bảo nhà cung cấp gửi sản phẩm mẫu hoặc đến tận nơi để kiểm nghiệm sản phẩm.

Khi so sánh các nhà cung ứng và dịch vụ của họ, hãy chọn những đối tượng đừng quá chênh lệch nhau và nên cho các ứng viên tiềm năng biết rằng các công ty khác cũng đang được cân nhắc. Ngay từ ban đầu bạn nên thông báo rõ ràng với nhà cung cấp yêu cầu của bạn về chất lượng và giới hạn ngân sách để họ có kế hoạch sản xuất phù hợp. Hãy nhớ giá cả có thể thương lượng nhưng chất lượng thì không, một sản phẩm kém chất lượng có thể làm đánh tụt thảm hại uy tín cửa hàng của bạn.

2. Tận dụng các mối quan hệ

Đây là cách thức phổ biến và dễ dàng nhất mà bất kì ai cũng có thể áp dụng. Không chỉ là lựa chọn nhà cung cấp mà có thể áp dụng đối với cả việc tuyển chọn nhân viên, khách hàng. Mỗi cửa hàng bán lẻ có thể tìm kiếm nhà cung cấp tốt nhất qua bạn bè, người thân giới thiệu. Như vậy độ tin cậy cũng sẽ cao hơn, mối quan hệ cũng sẽ bền chặt hơn. Bạn cũng sẽ có cơ hội biết những người khác đánh giá như thế nào về nhà cung cấp tiềm năng đó trước khi đi sâu tìm hiểu xem người đó có phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình không.

Từ xuất phát điểm, hầu hết các cửa hàng bán lẻ đều biết đến các nhà cung ứng từ người thân, bạn bè, tuy nhiên, trước khi ký hợp đồng, bạn vẫn phải tìm hiểu thật kỹ về nhà cung cấp để chắc chắn rằng họ đáp ứng đúng yêu cầu mà mình đặt ra.

3. Đánh giá năng lực chuyên môn khi lựa chọn nhà cung cấp

Để hợp tác thành công, nhà cung cấp phải hiểu và cố gắng đáp ứng những đòi hỏi đặc thù của khách hàng. Tuy nhiên có không ít đơn vị lại nói hay, làm dở và hám lợi. Thật khó có thể làm việc lâu dài đối với những người như vậy. Thế nên, ngay từ đầu bạn phải  nói thật rõ yêu cầu và kì vọng của mình về sản phẩm, thậm chí có thể trình bày cho họ hiểu về ngành nghề, về mục tiêu và chỗ đứng của doanh nghiệp, cẩn thận hơn thì có thể hợp pháp hóa trên hợp đồng. Nếu là một nhà cung cấp chuyên nghiệp thì họ sẽ cùng bạn nghiên cứu sản phẩm và đưa ra những giải pháp phù hợp. Đặc biệt, với những nhà tư vấn tốt, họ sẽ lắng nghe doanh nghiệp trình bày, cố gắng hiểu quan điểm của doanh nghiệp và có những lời khuyên miễn phí, có giá trị trước khi ký hợp đồng.

4. Loại bỏ những nhà cung cấp không chuyên nghiệp

Khi lựa chọn nhà cung cấp, bạn không nên gồng mình và tìm đủ mọi cách để có được sự chú ý của họ, để kết nối với họ…trừ khi đó là nhà cung cấp uy tín, chất lượng với giá thành hợp lí nhất. Ở giai đoạn tìm hiểu, làm quen, những người bán hàng không chuyên nghiệp thường “lặn mất tăm” khi có việc gì đó quan trọng cần phải giải quyết. Phải chờ nhiều ngày để họ trả lời thư hoặc điện thoại là một dấu hiệu không hay chút nào. Như vậy thì bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội kinh doanh, lỡ hẹn với khách hàng, giảm uy tín, giảm doanh thu.

Tương tự, những nhà cung ứng nào luôn trả lời lòng vòng trước những câu hỏi khó, không đi thẳng vào vấn đề hoặc tỏ ra mập mờ thì bạn khó có thể hy vọng nhận được một lời giải đáp thoả đáng nào của họ sau này. Bởi đáng lẽ ra, là một nhà cung cấp thì phải luôn thường trực và không bao giờ bỏ qua bất cứ câu hỏi nào của khách hàng.

5. Hãy tỉnh táo và thông minh

Bạn là người hiểu rõ nhất doanh nghiệp của mình, vậy nên bạn biết rõ ai phù hợp, sản phẩm nào phù hợp, có thể làm việc lâu dài với ai? Năng lực phán đoán, đánh giá của một lãnh đạo sẽ rất có ích trong thời điểm này. Bằng mọi giá, đừng hợp tác với những nhà cung cấp có vẻ lạnh lùng, khó ưa, hay bất mãn. Chỉ cần thấy việc tạo dựng quan hệ hơi căng hoặc không khả thi thì hãy dừng lại và chuyển hướng sang một doanh nghiệp khác dễ chịu hơn. Lí do bởi chắc chắn hai bên sẽ phải thảo luận, thương thảo nhiều phiên để đi đến một hợp đồng chính thức, một sản phẩm phù hợp với giá thành hợp lí nhất.

7 khó khăn khi khởi nghiệp kinh doanh cửa hàng bán lẻ (phần 1)

7 khó khăn khi khởi nghiệp kinh doanh cửa hàng bán lẻ (phần 2)

10 lời khuyên khi đàm phán kinh doanh với nhà cung cấp (phần 1)

10 lời khuyên khi đàm phán kinh doanh với nhà cung cấp (phần 2)

Khám phá sản phẩm yêu thích, Mua nhiều, tiết kiệm sâu và FREE SHIP đơn hàng > 400k

× Full Size Image

Viết một bình luận