Mở quán bia hơi là mô hình kinh doanh được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Thị trường có quy mô lớn, tiềm năng cao là vậy nhưng không phải cứ mở quán sẽ thu về lợi nhuận cao. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở quán bia hơi đắt khách cả đông lẫn hè chủ quán nên tham khảo và áp dụng cho quán của mình để gia tăng doanh thu.
1. 1. Tiềm năng và cơ hội mở quán bia hơi hiện nay
Việt Nam là nước có mức tiêu thụ bia rượu cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Mức tiêu thụ bia tính đến năm 2022 là 2,2% thị trường toàn cầu, tương đương 3,8 triệu lít bia hàng năm. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường tiêu thụ bia hơi lớn, sức mua mạnh mà là cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng cho các chủ quán.
Đặc biệt, thị trường bia tăng mạnh vào các dịp nắng nóng. Đây được coi như một loại đồ uống giải khát quen thuộc mỗi khi hè đến. Với giá thành rẻ, bia hơi trở thành sự lựa chọn của các buổi tụ tập bạn bè.
Chính vì những lý do đó, thị trường bia hơi tại Việt nam ngày càng phát triển và trở thành ý tưởng kinh doanh đáng cân nhắc cho những chủ kinh doanh đang có ý định khởi nghiệp trong thời điểm hiện tại.
2. 2. Chi phí mở quán bia hơi là bao nhiêu?
Để dự trù được khoản chi phí cần phải bỏ ra để mở quán bia hơi, bạn cần lập kế hoạch tài chính cụ thể để cân đo các loại chi phí sao cho phù hợp. Một số hạng mục chi phí cố định phải kể đến như:
- Chi phí thuê mặt bằng: Tùy vào quy mô kinh doanh mà bạn sẽ lựa chọn mặt bằng có diện tích và mức giá thuê khác nhau. Trung bình mức chi phí thuê mặt bằng sẽ chiếm khoảng 10 – 15% tổng chi phí. Các loại hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh nên ký trong khoảng thời gian 3 – 5 năm để hạn chế các trường hợp chủ nhà đòi lại mặt bằng khi quán vừa đi vào hoạt động ổn định. Nếu bạn đã có mặt bằng để kinh doanh thì đây chính là một lợi thế rất lớn.
- Chi phí đầu tư cơ sở vật chất: Chi phí này sẽ tùy thuộc vào quy mô và ý tưởng của quán bia bạn dự định mở. Ngoài việc cải tạo không gian, trang trí biển hiệu, không gian thì nội thất quán bia hơi cũng cần đầy đủ những đồ dùng cơ bản như bàn ghế, bếp, tủ bảo quản, quầy thanh toán,…. Quán càng lớn và sang trọng thì chi phí đầu tư cơ sở vật chất càng lớn.
- Chi phí mua sắm nguyên vật liệu, thực phẩm: Quán bia hơi không chỉ bán mỗi bia, vì vậy ngoài đầu tư chi phí mua sắm các loại bia, bạn cũng phải chuẩn bị cả nguyên liệu cho các món nhậu ăn kèm. Những món ăn kèm ngon, chất lượng cũng là một yếu tố giúp quán giữ chân khách hàng.
- Chi phí thuê nhân viên: Chi phí thuê nhân viên phụ thuộc vào quy mô của quán và thời gian thuê nhân viên. Đối với các nhân viên phục vụ partime, bạn có thể lựa chọn thuê sinh viên để tối ưu chi phí hơn.
3. 3. Kinh nghiệm mở quán bia hơi đắt khách chủ quán nhất định phải biết
3.1 Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể
Lập kế hoạch kinh doanh là công việc đầu tiên phải làm khi bạn muốn kinh doanh bất loại hình nào. Kế hoạch kinh doanh bao gồm mục tiêu, chi phí và các công việc cần triển khai.
Lập kế hoạch kinh doanh giúp bạn xác định được hướng đi của mình trong thời gian tiếp theo và đánh giá hiệu quả triển khai. Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết, khả năng thành công càng cao.
3.2 Lựa chọn vị trí mặt bằng
Địa điểm là yếu tố lớn quyết định đến sự thành bại của mô hình kinh doanh ăn uống. Nên lựa chọn các khu vực tập trung đông dân cư, gần các cơ quan, khu công nghiệp, sân bóng,… giao thông đi lại thuận tiện để mở quán bia. Tùy theo nhu cầu kinh doanh cũng như tiềm lực tài chính của chủ quán để cân nhắc chọn diện tích phù hợp.
Khách hàng đến với quán bia thường đi theo hội nhóm. Vì vậy, bạn cần thiết kế khu vực để xe rộng rãi để khách gửi xe được thuận tiện hơn. Địa điểm quán của bạn nằm trong những khu vực ít tắc đường nhưng không quá hoang vắng cũng là một ưu thế kinh doanh rất lớn.
3.3 Lựa chọn đơn vị cung cấp bia uy tín
Bia hơi thường được bán và tiêu thụ trong khoảng thời gian ngắn. Quá trình tạo ra bia hơi trải qua công đoạn thanh trùng nhanh bằng hơi nóng nhiệt độ cao, điều kiện bảo quản được ít ngày. Bởi vậy, bạn cần chủ động lựa chọn một nhà sản xuất có uy tín, đảm bảo nguồn hàng chất lượng và đều đặn.
Nếu bạn muốn bán bia thủ công tự, các loại bia tươi hay bia hơi thì có thể chọn các nhà phân phối bia như Heineken, Tiger, Budweiser,…Giá các loại bia nhập vào cũng phải phù hợp với giá bán, quy mô của quán và nhóm khách hàng mục tiêu.
Các thương hiệu lớn cũng triển khai nhiều chương trình ưu đãi như hỗ trợ thiết bị bảo quản, biển hiệu, bom bia mừng khai trương,… Bạn nên tham khảo những thông tin này để lựa chọn đơn vị phù hợp và tiết kiệm một phần chi phí cho quán.
3.4 Lựa chọn thiết bị bảo quản – chiết rót bia
Bia hơi là loại thực phẩm nhạy cảm với nhiệt độ, đòi hỏi quá trình bảo quản cẩn thận. Bạn có thể sử dụng đá cây để ủ lạnh bom bia trong thùng bảo ôn, sử dụng các loại tủ mát, máy ủ bia và máy đông lạnh để đảm bảo chất lượng bia.
Khi mới mở quán, bạn có thể lựa chọn sử dụng các cách thức bảo quản bia đơn giản để cắt giảm một phần chi phí. Tuy nhiên, về lâu dài, bạn nên đầu tư các thiết bị bảo quản – chiết rót chuyên dụng để đảm bảo chất lượng bia cũng như gia tăng tốc bán hàng.
3.5 Xây dựng thực đơn quán bia
Trước khi xây dựng thực đơn, chủ kinh doanh bia hơi hãy xác định rõ mô hình mà mình kinh doanh là quán bia bình dân, nhà hàng bia hay bia club,… để xây dựng thực đơn cho phù hợp.
Menu quán bia thường chia ra làm 2 phần chính, đồ uống và các món ăn kèm. Các món đồ uống chính vẫn là các loại bia tươi, bia hơi, bia thủ công, bia lon,… Bên cạnh đó, quán có thể đa dạng thêm các loại đồ uống như nước ngọt, nước có ga, nước ép,… để phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng.
Các món nhậu ăn kèm cũng khá đơn giản và đa dạng như các món lẩu, nướng, cơm rang, rau xào, nem chua, lạc, đậu phụ,… và một số loại hoa quả như dưa chuột, củ đậu,…
3.6 Chuẩn bị các giấy tờ kinh doanh cần thiết
Khi kinh doanh bất kỳ loại hình nào, giấy tờ kinh doanh đều là điều cần thiết và bắt buộc bạn phải trang bị cho cửa hàng của mình. Điều này giúp bạn tránh gián đoạn kinh doanh khi lực lượng cơ quan chức năng kiểm tra và đảm bảo sự uy tín cho thương hiệu. Một số giấy tờ kinh doanh cần thiết như giấy đăng ký kinh doanh, an toàn cháy nổ, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm,…
3.7 Mua phần mềm quản lý quán bia
Các quán bia hơi hay xảy ra tình trạng đông khách vào các giờ cao điểm dẫn đến tình trạng khó quan sát và quản lý. Yêu cầu phục vụ nhanh cùng với quy trình phục vụ chồng chéo đặt ra cho chủ quán không ít khó khăn. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh, đòi hỏi chủ quán phải có cách quản lý và kiểm soát khoa học. Vì vậy, khi mở quán bia hơi, chủ quán nên đầu tư sử dụng phần mềm quản lý quán nhậu để kiểm soát nguyên vật liệu, quản lý món ăn và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Sapo FnB là phần mềm quản lý quán bia, quán nhậu hỗ trợ chủ quán giải quyết các khó khăn khi kinh doanh. Với những tính năng ưu việt, Sapo FnB giúp công việc bán hàng nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn qua các nghiệp vụ theo dõi bàn trống, quy trình order – chế biến khép kín, gọi thêm món, gọi nhân viên bằng mã QR, thanh toán nhanh, xuất hóa đơn điện tử theo yêu cầu của khách hàng.
Phần mềm quản lý quán nhậu tốt nhất cho quán bia, quán ốc, quán nhậu
Nếu bạn là chủ của một quán nhậu thì phần mềm quản lý quán nhậu là một trợ thủ đắc lực không thể thiếu.
???? XEM NGAY
Ngoài ra, phần mềm quản lý quán bia Sapo FnB còn giúp chủ quán theo dõi tình hình kinh doanh mọi lúc mọi nơi với hệ thống báo cáo trực quan và dễ hiểu. Thông tin được cập nhật nhanh, chính xác theo thời gian thực.
Phần mềm Sapo FnB kết nối dễ dàng với các thiết bị phần cứng như máy in hóa đơn, máy POS bán hàng, ngăn kéo đựng tiền,… giúp phục vụ khách hàng nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn.
Bạn có thể trải nghiệm dùng thử 7 ngày hoàn toàn miễn phí phần mềm quản lý quán bia, quán nhậu Sapo FnB.
Dùng thử miễn phí
Mở quán bia hơi hiệu quả chỉ cần đầu tư vào chất lượng đồ ăn và đồ uống thôi là chưa đủ. Hãy lựa chọn cho mình một cách thức quản lý tối ưu và khoa học để mang lại sự tăng trưởng doanh thu cho quán một cách bền vững. Chúc các bạn kinh doanh thành công!