Khuyến mãi Tết 2025:
Giảm giá 20% trong thời gian có hạn. Nhanh tay lên!

00
Ngày
00
Giờ
00
Phút
00
Giây

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp thuật ngữ M&A trên các mặt báo hay bài viết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Bởi M&A là thuật ngữ vô cùng quan trọng mà bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm rõ. Vậy M&A là gì? Hiện nay các hình thức M&A là gì? Hãy cùng Sapo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. 1. M&A là gì?

M&A là sự kết hợp của hai từ tiếng anh là Mergers và Acquisitions (tạm dịch lần lượt là sáp nhập và thôn tính). Đây là khái niệm thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh để chỉ hoạt động giành quyền kiểm soát, điều hành doanh nghiệp thông qua hình thức mua lại và sáp nhập giữa hai hoặc nhiều cá thể kinh doanh. 

Sáp nhập được hiểu là hoạt động tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các cá thể kinh doanh có cùng quy mô để từ đó cho ra đời một cá thể kinh doanh thống nhất có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ phải trao toàn bộ quyền sở hữu toàn bộ tài sản hay quyền kiểm soát và định hướng lại hoạt động cho doanh nghiệp sáp nhập. 

Thôn tính là hành động một doanh nghiệp lớn hơn bỏ tiền ra để mua lại một hoặc nhiều doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn. Điểm khác biệt của thôn tính với sáp nhập là trong trường hợp này doanh nghiệp mua lại vẫn được giữa tư cách pháp nhân cũ và công ty được mua lại sẽ trở thành công ty con của họ. 

M&A là gì?

2. 2. Lợi ích của M&A với doanh nghiệp

Ngoài lợi ích lớn nhất có thể thấy rõ mà chiến lược M&A mang lại cho doanh nghiệp là mở rộng quy mô, nâng cao năng suất và tạo thuận lợi trong phát triển kế hoạch vận hành của doanh nghiệp thì chiến lược M&A còn giúp các doanh nghiệp:

  • Nâng cao thị phần: Khi tách riêng, mỗi doanh nghiệp đều có thị phần riêng mình trong thị trường. Vậy nên khi kết hợp, thị phần của họ sẽ được nâng cao hơn bao giờ hết, tạo bước đệm cho sự phát triển mạnh mẽ sau này.
  • Nâng cao khả năng phân phối hàng hóa: Bằng việc mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng trong thị trường, doanh nghiệp mới có thể mở rộng mạng lưới phân phối của mình.
  • Giảm chi phí nhân lực: Việc sáp nhập và thôn tính sẽ khiến nhân lực của hai cá thể kinh doanh hợp lại thành một. Vì vậy cá thể kinh doanh hợp nhất mới sẽ không cần phải tốn quá nhiều chi phí tuyển thêm người vì có thể tận dụng nhân sự của cả hai công ty.
  • Nâng cao chất lượng nhân lực: Dù giảm chi phí nhưng doanh nghiệp mới sẽ tiếp cận và tận dụng được nhiều tài năng trong công việc hơn.
  • Tối ưu hóa nguồn tài chính: Việc cắt giảm được kha khá chi phí khi sử dụng chiến lược M&A sẽ giúp cho doanh nghiệp mới có khả năng đầu tư vào các dự án lớn và tối ưu hóa nguồn tài chính của mình.
Lợi ích của M&A là gì đối với doanh nghiệp?

3. 3. Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

Sau khi đã hiểu M&A là gì? và lợi ích của chiến lược này cho doanh nghiệp, hãy cùng tìm hiểu thêm về các hình thức M&A đang rất phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng dưới đây nhé!

3.1. M&A theo chiều ngang

Hình thức M&A theo chiều ngang được sử dụng cho các doanh nghiệp cung cấp cùng các dòng sản phẩm và dịch vụ tương tự nhau trong cùng một lĩnh vực cụ thể. Các công ty trong trường hợp này bình thường là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau. Lợi ích của hình thức sáp nhập theo chiều ngang này là giúp các doanh nghiệp giảm chi phí cố định, mở rộng thị trường, đa dạng hóa được mặt hàng, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và loại bỏ được sự cạnh tranh vốn có.  

3.2. M&A theo chiều dọc

M&A theo chiều dọc là hình thức sáp nhập, mua bán giữa các doanh nhập giữa các doanh nghiệp có cùng chuỗi giá trị sản xuất cùng một dịch vụ có tiềm năng và chỉ có sự khác biệt duy nhất ở giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động. Hình thức này được sử dụng với nhiều lợi ích như tránh sự gián đoạn trong quá trình cung cấp sản phẩm,… Từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời giảm được đáng kể chi phí trung gian.

3.3. M&A kết hợp 

M&A kết hợp là hình thức sáp nhập, mua bán để hình thành nên một tập đoàn lớn. Hình thức này được áp dụng giữa các doanh nghiệp phục vụ cùng nhóm khách hàng cụ thể nhưng sản phẩm mà họ cung cấp không giống mà thường là những sản phẩm bổ sung cho nhau. Lợi ích mà hình thức M&A này mang lại cho doanh nghiệp là tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng khi mua hàng, đa dạng hóa mặt hàng, cho phép doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực khác trong ngành.

Các hình thức M&A là gì?

4. 4. Vai trò của Marketing trong các chiến lược M&A là gì?

Mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp là vậy nhưng chiến lược M&A cũng có rất nhiều rủi ro như là việc sáp nhập giữa hai doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với nhau sẽ gây ra tình trạng xung đột về sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối, nhân sự, quy trình làm việc cũng như văn hóa của hai bên doanh nghiệp. Tất cả những điều trên đều nằm trong marketing hiện đại, vì vậy có thể nói marketing đóng vai trò rất quan trọng trong các thương vụ M&A. 

Định hướng marketing của các doanh nghiệp sử dụng chiến lược M&A nên là định hướng dựa trên các nhu cầu của khách hàng. Bởi khi hai doanh nghiệp sáp nhập với nhau, việc định vị lại thương hiệu là thử thách lớn nhất được đặt ra. Nếu các thương vụ M&A không quan tâm tới việc phát triển và đẩy mạnh marketing nội book và cả marketing bên ngoài thì sử dụng chiến lược M&A sẽ không còn có tác dụng.

Vai trò Markteting trong thương vụ M&A là gì?

Trên đây là một số chia sẻ để trả lời cho câu hỏi được quan tâm nhất M&A là gì? và lợi ích của chiến lược M&A là gì? Sapo hy vọng bài biết sẽ phần nào giúp các chủ doanh nghiệp hiểu được rõ hơn về khái niệm vô cùng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh này.

Khám phá sản phẩm yêu thích, Mua nhiều, tiết kiệm sâu và FREE SHIP đơn hàng > 400k

× Full Size Image

Viết một bình luận