Mảnh ghép cuối của chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng

Sau các dịch vụ quảng cáo ngoài trời, tivi, báo chí và màn hình máy tính thì dịch vụ quảng cáo trên thiết bị di động hay còn gọi là M-Commerce (Mobile Electronic Commerce – thương mại di động) chính là mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng.

1. Thị trường tiềm năng rộng lớn

Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh của các dịch vụ trực tuyến cùng sự phổ biến của các dòng điện thoại thông minh giá thấp đã tạo ra hướng phát triển mới cho thương mại di động. Những thiết bị điện tử thông dụng nhất trên thế giới đang được sử dụng đó là điện thoại di động và máy tính bảng, số lượng này càng tăng đồng nghĩa với việc thị trường thương mại di động tăng theo cấp số nhân.

Theo nghiên cứu mới nhất của công ty tư vấn quản lý Mỹ Booz & Company, hiện có 15 – 20% người tiêu dùng Mỹ sử dụng điện thoại di động và các công cụ hỗ trợ số hóa để tìm, so sánh giá cả hàng hóa trước khi mua, và trong tương lai sự thống trị của smartphone sẽ ngày một gia tăng, người tiêu dùng sẽ chủ yếu sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ.

Các nhà bán lẻ cũng cho biết khách hàng của họ ngày nay khi rời khỏi nhà không thể không mang theo điện thoại. Một số nền kinh tế phát triển như Nhật Bản đã đi đầu trong thương mại di động và đã tạo nên một thị trường đầy tiềm năng. Doanh số mang lại từ lĩnh vực này ở Nhật Bản vào khoảng 10 tỉ đô (2009) trong khi ở Mỹ chỉ 1,2 tỉ đô. Tuy nhiên, hiện tại thị trường thương mại di động ở Mỹ và Châu Âu đã lớn mạnh lớn gấp nhiều lần nhờ vào những cuộc chạy đua của cả nhà công nghệ và nhà bán lẻ.

2. Tạo sự chuyển biến cho ngành bán lẻ và quảng cáo

Cùng với sự lớn mạnh của thương mại di động, ngành bán lẻ và quảng cáo những sự chuyển biến rõ rệt. Không chỉ ở thị trường thế giới mà kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của xu thế mới này.

Một minh chứng rõ cho sự chuyển biến này ở Việt Nam đó là sự nâng cấp truy cập website từ thiết bị di động của thegioididong.com. Kết quả là đã tăng hơn 200% lượng truy cập từ thiết bị di động vào webisite này và con số đó được kỳ vọng nhiều hơn trong tương lai. Không chỉ có Thế Giới Di Động cảm nhận được sự lan tỏa của xu hướng thương mại di động trong thế giới công nghệ mà nhiều website thương mại điện tử trong thời gian gần đây đã đầu tư cho trang web của mình nhằm hỗ trợ việc truy cập từ các thiết bị di động như Chodientu.vn.

Về quảng cáo, sau các dịch vụ quảng cáo ngoài trời, tivi, báo chí và màn hình máy tính thì dịch vụ quảng cáo trên thiết bị di động chính là mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng. Theo bà Lưu Hoàng Anh – Tổng Giám Đốc công ty CleverAds chi nhánh Tp.HCM cho biết, thói quen sử dụng thiết bị di động ngày càng nhiều của người tiêu dùng đã làm cho các nội dung chạy trên máy trở thành mảnh đất màu mỡ cho nhà quảng cáo. Từ đó kéo theo sự ra đời của hàng loạt các loại hình quảng cáo như Search Ads (sử dụng cho các công cụ tìm kiếm), Mobile Apps (quảng cáo trong các chương trình ứng dụng), Mobile Web Advertising (quảng cáo trên các website phiên bản di động)…

3. Khả năng định vị người dùng

Một yếu tố làm tăng giá trị của thương mại di động trong việc thu hút khách hàng tiềm năng đó là khả năng định vị (Localization – nhận biết được vị trí vật lý của người dùng tại một thời điểm cụ thể). Với thông tin này, doanh nghiệp có thể cung cấp các ứng dụng dựa trên vị trí, ví dụ khi biết được vị trí của người dùng, dịch vụ di động sẽ nhanh chóng thông báo cho họ biết khi nào bạn bè hay đồng nghiệp của họ sẽ ở gần, hoặc giúp người dùng định vị được một nhà hàng hay một máy rút tiền tự động ở gần nhất khi họ có nhu cầu tìm kiếm.

4. Một số minh chứng về triển khai kinh doanh thương mại di động đem về lượng khách hàng tiềm năng

– Trong báo cáo của IAB, năm 2011, website của 150 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới có 16,5 tỉ lượt truy cập, trong đó điện thoại thông minh chiếm 6% và máy tính bảng chiếm 4%. Và người dùng máy tính bảng chi tiêu nhiều hơn 20% so với mức chi tiêu trung bình của các khách hàng truy cập vào máy tính xách tay, với doanh thu trung bình đạt 123 USD/người so với 102 USD của khách hàng truyền thống. Số lượt mua hàng trên tổng lượt truy cập của máy tính bảng đạt 2,3% so với 2,5% của kênh truy cập truyền thống.

– Chuỗi siêu thị Tesco (Anh) đã giới thiệu hình thức mua hàng thông qua điện thoại và máy tính bảng. Họ cho khách hàng quét mã QR Codes và thanh toán trực tuyến tại các trạm tàu điện ngầm. Chỉ sau 6 tháng thực hiện, lượng khách mua hàng trực tuyến tại Tesco tăng đến 76%, doanh thu tăng 130%.

– Ở quy mô nhỏ hơn, Domino Pizza tại Mỹ cũng đạt được nhiều trái ngọt nhờ M-Commerce. Năm 2011, hãng công bố 13% doanh số đặt hàng trực tuyến đến từ các thiết bị cầm tay. Hãng đã ra mắt ứng dụng cho iPad cũng như trên các nền tảng khác như Android hay Window Mobile, đẩy doanh số từ thiết bị cầm tay đạt 1 triệu USD mỗi tuần.

Như vậy, xu thế kinh doanh thương mại trên các thiết bị di động đang lớn mạnh và khiến các nhà bán lẻ phải thay đổi chiến thuật. Do đó, đi kèm với việc triển khai thương mại di động thì tại sao công ty bạn lại không áp dụng các phương thức quản lý bán hàng thông qua cài đặt phần mềm ứng dụng trên các thiết bị di động, điểu hình như phần mềm quản lý bán hàng Sapo? Chắc hẳn, không lâu nữa, hoạt động này cũng sẽ trở thành một xu thế hiệu quả, đem lại nhiều yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp của bạn.

Khám phá sản phẩm yêu thích, Mua nhiều, tiết kiệm sâu và FREE SHIP đơn hàng > 400k

× Full Size Image

Viết một bình luận