Phương pháp tính giá hàng tồn kho là nghiệp vụ cơ bản mà bất kỳ bộ phận kế toán trong doanh nghiệp nào cũng phải “nằm lòng”. Công việc này giúp nhà quản trị hay chủ doanh nghiệp biết được tình hình hiện tại trong kho hàng nhằm đưa ra cách thức vận hành sản phẩm tối ưu hơn. Vậy có mấy phương pháp tính giá hàng tồn kho hiện nay? Hãy cùng Sapo Blog tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Hàng tồn kho là gì?
Dù là chủ kinh doanh lâu năm hay những bạn trẻ mới tập tành kinh doanh thì “hàng tồn kho” cũng là khái niệm không quá xa lạ. Hiểu 1 cách đơn giản, hàng tồn kho là các nguyên liệu, sản phẩm được lưu trữ ở trong kho nhằm phục vụ 1 mục đích nào đó. Trong bối cảnh của hệ thống sản xuất chế tạo, hàng tồn kho có vai trò vô cùng quan trọng khi đề cập đến các công việc đã xảy ra – nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm trước khi bán và rời khỏi hệ thống sản xuất.
Phần mềm quản lý kho Sapo POS là giải pháp quản lý hàng hóa, kho hàng tốt nhất cho cửa hàng giúp chủ kinh doanh dễ dàng thống kê xuất nhập tồn hàng hóa chính xác, cảnh báo hàng sắp hết và gợi ý nhập hàng kịp thời, giúp chủ kinh doanh dễ dàng theo dõi toàn bộ hàng hóa và tình hình xuất – nhập bán ra của từng loại sản phẩm chi tiết với hệ thống hơn 20 báo cáo kho trực quan.
Sapo POS mang đến giải pháp hoàn hảo với các tính năng:
- Kiểm soát chính xác lượng hàng hóa trong kho: Biết rõ hàng còn hay hết chi tiết đến từng mẫu mã, màu sắc,…ngay trên màn hình bán hàng. Đồng thời nắm bắt chính xác vị trí hàng hóa trong kho theo từng hàng, kệ giúp tiết kiệm thời gian kiểm hàng, lấy hàng một cách hiệu quả. Số lượng hàng hóa sẽ được tự động cập nhật và điều chỉnh theo từng giao dịch phát sinh.
- Quản lý nhập hàng và nhà cung cấp: Chủ kinh doanh chỉ cần theo dõi danh sách sản phẩm bán chạy, tồn kho trên phần mềm để có thể đưa ra kế hoạch nhập hàng một cách chính xác. Cùng với đó là quản lý toàn bộ hoạt động nhập xuất hàng, công nợ với từng nhà cung cấp để đảm bảo thời gian, kế hoạch thanh toán hợp lý hơn.
- Kiểm kho dễ dàng: Sapo POS giúp bạn tối ưu hoạt động kiểm kê hàng hóa nhờ thiết bị đọc mã vạch, rút ngắn đáng kể thời gian kiểm đếm, nhập liệu thông thường. Đồng thời, dễ dàng theo dõi trạng thái, tình hình kiểm kê của phiếu kiểm hàng chi tiết.
- Dễ dàng ra quyết định nhập hàng, xả hàng đúng thời điểm: Phần mềm sẽ gợi ý các mặt hàng dưới/ vượt định mức tồn kho để chủ kinh doanh lên kế hoạch nhập hàng và xả hàng kịp thời, tránh tồn kho khó bán.
Dùng thử miễn phí
2. Các nguyên tắc trong kế toán hàng tồn kho
Các nguyên tắc liên quan đến nghiệp vụ kế toán tồn kho đã được quy định rõ ràng tại điều 23 thông tư 200/2014/TT-BTC về nguyên tắc trong kế toán hàng tồn kho. Các chủ doanh nghiệp có thể đọc thêm về tài liệu này để nắm được các quy định cụ thể đó.
3. Các phương pháp tính giá hàng tồn kho
Phương pháp giá đích danh
Đây là phương pháp tính giá hàng tồn kho dựa trên giá thực tế của từng hàng hoá mua vào, từng sản phẩm sản xuất ra nên được sử dụng nhiều tại các doanh nghiệp SME, sản xuất và kinh doanh ít sản phẩm hay đã có các mặt hàng với độ nhận diện ổn định. Phương pháp giá đích danh khá dễ dàng áp dụng vì bộ phận kế toán chỉ cần lấy đơn giá kho cụ thể của cùng sản phẩm, nguyên vật liệu được nhập – xuất từ kho để tính.
Ưu điểm
Phương pháp giá đích danh tuân thủ nguyên tắc của kế toán với chi phí phù hợp với doanh thu thực tế của doanh nghiệp.
Hàng hóa trong kho sẽ được xuất đi với mức giá phù hợp
Tồn đầu kỳ nguyên vật liệu X 20 kg, đơn giá 5.000 đồng/ kg
– Ngày 02/1/2022 : Nhập 50kg NVL A, đơn giá 5.100 đồng/kg
– Ngày 05/1/2022 : Xuất 30 kg NVL A
– Ngày 13/1/2022 : Xuất 10 kg NVL A
– Trị giá XK ngày 05/1/2016 = 30 x 5.100 = 153.000 đồng
– Trị giá XK ngày 13/1/2016 = 10 x 5.000 = 50.000 đồng
Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp tính giá hàng tồn kho phù hợp để những doanh nghiệp có hoạt động nhập và xuất mặt hàng thường xuyên. Giá trị của từng loại hàng tồn kho trong phương pháp này được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình này có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp.
Ưu điểm:
Quá trình tiết kiệm thời gian, tối ưu nguồn lực khi, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
Phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục được nhược điểm với các phương pháp truyền thống khi có thể cập nhập giá trị hàng tồn kho chính xác và thường xuyên liên tục.
Phương pháp tính giá hàng tồn khi nhập trước, xuất trước
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giá trị hàng tồn kho được mua hoặc đã sản xuất trước và sản phẩm tồn kho còn lại cuối kỳ. Theo phương pháp này, giá trị hàng xuất kho sẽ được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ. Còn giá trị sản phẩm tồn kho cuối kỳ sẽ được tính theo giá của hàng nhập kho ở cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ.
Ưu điểm của phương pháp
- Phương pháp này sẽ giúp bạn tính được giá trị vốn hàng xuất kho từng đợt xuất hàng.
- Giúp chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về phương pháp tính giá hàng tồn kho mà Sapo Blog muốn giới thiệu cho bạn. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.