Đó là câu hỏi lớn mà các chuyên gia đã phải dày công nghiên cứu để đưa ra câu trả lời, những điều đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày hóa ra cũng phải học thì mới đúng, mới chuẩn. Đơn giản như: ăn như thế nào cho tốt , ngủ như thế nào để hồi phục sức khỏe , tắm như thế nào mới khoa học và tốt cho cơ thể ?
Ở Nhật Bản hay những nước có suối nước nóng tự nhiên là lực chọn tối ưu nhất để bạn dừng chân sau một ngày làm việc vất vả. Tác dụng và lợi ích của tắm onsen thì không có gì phải bàn cãi nhưng tắm onsen như thế nào cho đúng và khoa học thì không phải ai cũng biết. Kovitech sẽ chia sẽ những bí quyết này cho các bạn.
1. <>[1] Bù nước trước khi tắm>
bù nước tắm onsen
Nuớc chiếm 70-80 % trọng lượng của cơ thể , có vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch . Nước giúp duy trì sự ổn định của các chức năng nhận thức và thể chất, góp phần duy trì sự điều hòa thân nhiệt .
Hãy bù 1-2 ly nước khoảng 15 đến 30 phút trước khi bước vào tắm Onsen. Nó không chỉ chống mất nước khi tắm mà còn giúp máu không bị đục do tăng độ nhớt của máu trong lúc đổ mồ hôi khi tắm. Ngoài ra, hạn chế tắm sau khi uống càng nhiều càng tốt.
2. <>[2] Trước khi tắm, thực hiện động tác “Kake-to” theo thứ tự từ phần xa tim.>
Kake-yu không chỉ mang ý nghĩa loại bỏ chất bẩn trong cơ thể mà còn có ý nghĩa giúp cơ thể thích nghi với chất lượng và nhiệt độ của suối nước nóng.
Sau khi tắm tráng, theo thói quen thông thường khách hàng sẽ di chuyển đến bể onsen và ngâm mình trong đó, điều nay thực sự không tốt tí nào. Vì cơ thể bạn chưa kịp thích nghi với nhiệt độ cao của bể Onsen, làm đúng cách là: hãy múc nước từ bể Onsen và đổ vào bộ phận xa tim nhất chẳng hạn như ngón chân.
Sau đó, bạn có thể giảm bớt gánh nặng cho cơ thể bằng cách tắm chậm theo trình tự “ngâm chân – tắm nửa người – tắm toàn thân”.
3. <>[3] Đắp khăn ướt lên đầu>
Đắp khăn ướt lên đầu
Đắp “Khăn lạnh” khi tắm Onsen ” trong nhà” hoặc “tắm onsen ngoài trời” vào mùa hè, nơi bạn dễ bị bốc hỏa. Đắp “khăn nóng” lên đầu khi tắm “onsen ngoài trời ” vào mùa đông, nơi bạn dễ bị chóng mặt.
Việc khăn lạnh đắp lên đầu khi ngâm tắm bể onsen mùa hè sẽ giúp hạ thân nhiệt; nhịp tim, huyết áp sẽ ổn định máu sẽ không dồn lên đầu và tình trạng lưu lượng máu trong toàn cơ thể được cải thiện, hiện tượng “ hoa mắt chóng mặt” sẽ biến mất.
Điều quan trọng nữa là phải từ từ ra khỏi bồn tắm theo trình tự theo lời khuyên của chuyên gia : “tắm toàn thân → ngâm nửa người → ngâm chân” đó là cách tắm tốt nhất cho cơ thể bạn.
4. <>[4] Tắm “tách đôi” mà không tắm lâu một lúc>
Tắm “tách đôi” mà không tắm lâu một lúc
Hãy chia nhỏ thời gian ngâm sục của bạn ra thành nhiều lần đó là phương pháp mà chuyên gia Nhật gọi là: “Tắm tách đôi” có nghĩa là tắm trong thời gian ngắn rồi đi ra khỏi bồn tắm nghỉ ngơi, một lúc sau lại hãy quay lại ngâm tắm. Việc chia nhỏ thời gian tắm sục làm lưu lượng máu có thể được tăng lên nhưng không làm tăng nhịp tim đột ngột, giúp giảm căng thẳng cho cơ thể.
Ví dụ, nếu bạn làm theo tuần tự “tắm trong 3 phút -> nghỉ ngơi và sau đó tắm lại 3 lần ” bạn sẽ tắm được 9 phút. Việc “tắm tách đôi” 9 phút ấy ít gây gánh nặng cho cơ thể và tốt hơn rất nhiều so với việc tắm 9 phút một lần.
5. <>[5] Để hồi phục sau cơn mệt mỏi, hãy “tắm xen kẽ nóng / lạnh”>
“Tắm nóng lạnh tạm thời” nghĩa làm theo tuần tự: “3 phút dội nước nóng và 1 phút dội nước lạnh vào vị trí dưới đầu gối đến bàn chân” lặp lại từ 3 đến 5 lần.
Các mạch máu ngoại vi giãn nở do kích thích ấm và lạnh, và các chất mệt mỏi tích tụ trong “vùng phản xạ” ở lòng bàn chân dễ dàng được đào thải ra ngoài, được cho là có tác dụng rất tốt để phục hồi mệt mỏi,giảm đau cơ, hạn chế phản ứng viêm.
Một trong những lợi ích chính của việc tắm nóng – lạnh xen kẽ, đó là huấn luyện dây thần kinh phế vị. Theo chuyên gia sức khỏe Aurimas Juodka, CSCS, CPT: “Dây thần kinh phế vị có liên quan đến hệ thần kinh phó giao cảm và việc rèn luyện nó có thể giúp người bạn đối mặt với những tình huống căng thẳng một cách dễ dàng hơn”.
Những người có thói quen tắm nóng – lạnh xen kẽ có khả năng thành công trong công việc hơn người bình thường vì khả năng chịu đựng áp lực và căng thẳng của công vệc.
Vì “vùng phản xạ” không chỉ tập trung ở lòng bàn chân mà còn ở cả bàn tay, nên thực hiện “tắm nóng lạnh xen kẽ” và ngâm tay trong “bồn ” cũng rất hiệu quả. Bạn nên nhớ uống nhiều nước khi thực hiện “tắm nóng / lạnh xen kẽ”, nước sẽ giúp quá trình đào thải triệt để các chất cặn bã có trong máu ra bên ngoài diễn ra nhanh hơn.
Để hồi phục sau cơn mệt mỏi, hãy “tắm xen kẽ nóng / lạnh”
6. <>[6] Bù nước và nghỉ ngơi sau khi tắm>
Một người được cho là mất nước trung bình 800 ml mỗi lần tắm onsen . Hãy lấy lại thể lực bằng cách bổ sung lượng nước đã mất khi tắm. Đặc biệt khi bạn uống bia sau khi tắm xong thì việc bù nước và nghỉ ngơi sẽ rất an toàn để giảm bớt gánh nặng cho cơ thể.
Có một đặc điểm mà ít người để ý đó là khi uống , bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân là do trong có một loại chất khi uống vào cơ thể gây hiện tượng ức chế hormone có tên là Vasopressin trong cơ thể. Loại hormone này có chức năng giúp thận tái hấp thu nước, ngăn cơ thể đi tiểu nhiều lần. Khi hormone Vasopressin bị ức chế, nước sẽ không được hấp thụ lại mà sẽ bị tích tụ cực nhanh ở bàng quang. Đây là lý do khiến bạn đi tiểu nhiều lần và cơ thể bị mất nước. Cơ thể mất nước dù bạn uống nhiều nước nhưng vẫn có cảm giác khát nước. Quá trình ức chế này sẽ diễn ra cho đến khi trong cơ thể bạn được chuyển hóa toàn bộ.
Đồ uống khuyên dùng trước và sau khi tắm onsen
Trà lúa mạch
Nước, nước khoáng, trà lúa mạch khoáng, đồ uống vitamin C là các loại đồ uống được sử dụng sau khi kết thúc quá trình tắm onsen.
Nếu ở Nhật bản sau khi tắm onsen món ăn yêu thích sẽ là: kaiseki theo mùa. Ở Hàn Quốc người ta sẽ ăn Galbitang hoặc Miyeok kuk. Đó là những món ăn bổ máu và rất tốt cho tim mạch.
Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về mô hình Onsen Spa, vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline 0986.65.65.26 để được tư vấn miễn phí.